128036
category
582145

Tại sao còng số 8 bị che khi dẫn giải các đối tượng, bị can, bị cáo?

Bồng Vũ 10/01/2022 12:25

Không ít người thắc mắc vì sao lực lượng chức năng trong quá trình dẫn giải bị can, bị cáo thì dùng vải hay vật dụng gì đó để che đi chiếc “lắc bạc” trên tay các đối tượng. Tại sao lại phải che đi chiếc còng số 8 ấy?

Chiếc “lắc bạc” quen thuộc được lực lượng chức năng nhiều quốc gia “đeo” trên tay các đối tượng, nghi phạm

Không chỉ riêng gì lực lượng chức năng Việt Nam, mà ở nước ngoài điển hình như Mỹ, trong rất nhiều trường hợp khi bắt tội phạm, hoặc dẫn giải các đối tượng, cán bộ chuyên trách thường dùng vật dụng để che đi chiếc còng số 8 – nhận diện “thương hiệu” của nghi phạm vừa được bắt.

Còng số 8 được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực của các lực lượng chức năng khi thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ truy bắt tội phạm, dẫn giải bị can nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, đe dọa tính mạng, trốn chạy, tấn công, gây nguy hiểm cho người bên cạnh.

Nghi phạm bị Interpol truy nã sa lưới ở Hải Phòng. Chiếc còng số 8 được che dưới lớp áo trên tay nghi phạm

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, còng số 8 chỉ được lực lượng chức năng sử dụng khi bị can, bị cáo có biểu hiện gây rối, không hợp tác, không phục tùng mệnh lệnh… Đối với bị can, bị cáo không có bất kỳ hành vi chống trả thì không được phép sử dụng khóa số 8, và chiếc còng này chỉ sử dụng khi tòa án ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bị cáo sẽ bị coi là tội phạm hoặc thuộc trường hợp buộc cơ quan chức năng phải sử dụng công cụ hỗ trợ.

Mặc dù vậy, có rất nhiều trường hợp bị can, bị cáo bị còng tay trong quá trình dẫn giải và dùng vải che lại. Điều đó có nghĩa, vừa đảm bảo nghi phạm không có cơ hội trốn chạy, không chống trả, không thể đe dọa nguy hiểm cho người xung quanh, thì còn có ý nghĩa tinh tế che đi sự tò mò của công chúng và ý kiến trái chiều của dư luận.

Dưới lớp áo che phủ đó, không ai dám khẳng định là chiếc còng số 8 của lực lượng chức năng, tránh đi những luồng dư luận không đáng có, vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối, không xảy ra thêm sự cố.

Bị can, bị cáo bị còng tay để phòng trường hợp họ có hành vi chống đối, bỏ chạy nên cơ quan điều tra đã sử dụng công cụ hỗ trợ phòng sự việc xấu có thể xảy ra.

Căn cứ theo quy định tại điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định, còng số 8 được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp ngăn chặn bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

*Một số hình ảnh liên quan “còng số 8” ở Việt Nam và nước bạn: 

Hàn Quốc: Nghi phạm vụ đánh vợ Việt gãy xương ra tòa. Chiếc còng số 8 bị che lại bởi “công cụ”.
Cảnh sát Việt Nam bàn giao đối tượng Kim Juchan (đội mũ) cho Cảnh sát Hàn Quốc. Chiếc còng số 8 được che dưới lớp áo
Bị cáo Dương Tuấn Khang được dẫn giải đến phiên tòa, tay không “đeo” còng số 8
Nghi phạm bắn chết 2 người, tay không “đeo” chiếc còng số 8 – được chính Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An dẫn giải.
Cựu phó bí thư Tất Thành Cang bị đưa đến tòa

Bồng Vũ

Tags :
Đọc nhiều