7
category
328853

Súng bắn tỉa hạng nặng “Made in Vietnam” – Hơn cả đặc biệt

16/10/2019 07:59

Viện Vũ khí mới đây đã cho ra đời một nhóm vũ khí khá đặc biệt, đó chính là các mẫu súng bắn tỉa hạng nặng đầu tiên “Made in Vietnam”.

Tinh hoa vũ khí Việt: Súng bắn tỉa hạng nặng "Made in Vietnam" - Hơn cả đặc biệt
Tinh hoa vũ khí Việt: Súng bắn tỉa hạng nặng “Made in Vietnam” – Hơn cả đặc biệt

Biến vũ khí chống tăng thành súng trướng bắn tỉa

Trong một phóng sự gần đây về Viện Vũ khí – Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trên QPVN, trong những hình ảnh về các loại vũ khí thương hiệu Việt do Viện Vũ khí chế tạo thì có một nhóm vũ khí khá đặc biệt, đó chính là các mẫu súng trường bắn tỉa hạng nặng đầu tiên do Việt Nam tự chế tạo.

Thông tin về các loại vũ khí này khá hạn chế và không được giới thiệu một cụ thể thế nhưng dựa trên các hình ảnh trong phóng sự chúng ta hoàn toàn có thể cho ra được một số tính năng kỹ chiến thuật về các mẫu súng bắn tỉa này.

Tinh hoa vũ khí Việt: Súng bắn tỉa hạng nặng Made in Vietnam - Hơn cả đặc biệt - Ảnh 1.
Bộ đôi súng bắn tỉa hạng nặng “Made in Việt Nam” sử dụng đạn 12.7mm do Viện Vũ khí chế tạo Ảnh: QPVN.

Theo như cách bố trí trong khu trưng bày của Viện Vũ khí thì Việt Nam hiện tại có ít nhất ba mẫu súng bắn tỉa khác nhau có thiết kế từ đơn giản tới phức tạp. Trong đó mẫu súng đầu tiên (trong khoanh đỏ) có thiết kế đơn giản nhất thậm chí nó có phần khá giống các mẫu súng chống tăng được sử dụng phổ biến trong Hồng quân Liên Xô.

Cụ thể ở đây mẫu súng bắn tỉa hạng nặng đầu tiên của Việt Nam có thể đã vay mượn ít nhiều thiết kế của dòng súng chống tăng PTRD-41 của Liên Xô khi giữa hai mẫu súng này có khá nhiều điểm chung từ loa che đầu nòng cho đến bệ khóa nòng. Tất nhiên Viện Vũ khí cũng có một số cải tiến riêng cho mẫu súng của mình.

Về cơ bản súng PTRD-41 và mẫu súng bắn tỉa Việt Nam đều sử dụng cơ cấu bắn nạp đạn từng viên với khóa nòng then xoay thủ công, sau khi bắn nòng lùi tự do kết hợp cơ cấu tự động mở khóa nòng hất vỏ đạn ra ngoài.

Tuy nhiên, xạ thủ PTRD-41 nạp đạn mới sau mỗi phát bắn còn súng Việt Nam được trang bị hộp tiếp đạn với ít nhất 5 viên.

Bên cạnh đó, Viện Vũ khí cũng tiến hành bổ sung một số chi tiết trên mẫu súng bắn tỉa của mình như trang bị cho súng hai thước ngắm cơ khí mới ngay trên bệ khóa nòng và ở đầu nòng.

Các thước ngắm này cho phép xạ thủ tác xạ ở tầm gần thay vì tầm xa như trên PTRD-41.

Một điểm khác khiến súng bắn tỉa Việt Nam có tính năng kỹ – chiến thuật phù hợp hơn cho nhiệm vụ bắn tỉa chính là việc nó sử dụng đạn tiêu chuẩn 12,7mm (12,7×108mm chuẩn Liên Xô) tầm bắn hiệu quả 1.500m.

Với cỡ đạn này trọng lượng của súng sẽ được giảm xuống đáng kể so với PTRD-41, bên cạnh đó còn phép trang bị thêm hộp tiếp đạn.

Tinh hoa vũ khí Việt: Súng bắn tỉa hạng nặng Made in Vietnam - Hơn cả đặc biệt - Ảnh 3.
Súng chống tăng PTRD-41 của Hồng quân Liên Xô, thiết kế đơn giản nhưng đầy uy lực. Ảnh: citadel.fi.

Có một thực tế là với đạn 14,5×114mm được dùng trên PTRD-41 trọng lượng của súng sẽ tăng lên khá lớn, bởi ở chế độ chiến đấu thông thường nó đã nặng tới hơn 17kg, nếu cộng thêm việc mang theo hộp tiếp đạn 5 viên thì trọng lượng của súng sẽ vào khoảng hơn 18kg (mỗi viên 14,5×114mm nặng 64g).

Những khẩu súng bắn tỉa “Made in Việt Nam”

Viện Vũ khí lựa chọn cỡ đạn 12,7mm cho mẫu súng bắn tỉa hạng nặng đầu tiên của mình là hoàn toàn hợp lý phù hợp với xu thế phát triển súng bắn tỉa của quân đội các nước. Đây là tiền đề quan trọng giúp Viện cho ra đời các mẫu súng bắn tỉa thế hệ thứ 2 và 3 sau này.

Tinh hoa vũ khí Việt: Súng bắn tỉa hạng nặng Made in Vietnam - Hơn cả đặc biệt - Ảnh 4.
Súng bắn tỉa hạng nặng thế hệ 2 KSVK của Việt Nam trong thử nghiệm trên thực địa. Ảnh: Quân đội Nhân dân.

Tiếp nối thành công của mẫu súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm đầu tiên, Viện Vũ khí tiếp tục nghiên cứu và chế tạo mẫu súng bắn tỉa hạng nặng thế hệ 2 nhưng lần này chúng ta dựa trên thiết kế một mẫu súng bắn tỉa khác của Nga là KSVK.

Về mặt tổng thể mẫu KSVK của Việt Nam khá giống với của Nga nhưng cũng có những điểm khác biệt biệt nhất định, nhưng về cơ bản nguyên lý hoạt động giữa hai mẫu súng này là như nhau.

Theo đó thiết kế của súng KSVK Việt Nam có phần đơn giản hơn của Nga và có vẻ như chỉ mới được hoàn thiện dưới dạng nguyên mẫu bởi một số chi tiết vẫn chưa thực sự được trau chuốt về mặt gia công chi tiết máy.

Bên cạnh súng bắn tỉa hạng nặng thế hệ 2 KSVK, Viện Vũ khí còn mua công nghệ chế tạo một mẫu súng bắn tỉa hiện đại khác của Nga là OSV-96.

Việc chúng ta có thể chế tạo thành công và dây chuyền hóa một mẫu súng bắn tỉa hiện đại với nhiều chi tiết tinh vi, đòi hỏi gia công với độ chính xác cao như OSV-96 là lời khẳng định năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước.

Trà Khánh/Soha News

Đọc nhiều