128027
category
475634

Sức mạnh đáng nể từ cụm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc

11/02/2021 05:28

Hải quân Trung Quốc đã hình thành xong 2 cụm tác chiến tàu sân bay là Sơn Đông và Liêu Ninh với khả năng chiến đấu khá mạnh mẽ.

Theo hải quân Trung Quốc tuyên bố, trong đầu năm 2021 này, họ sẽ chính thức hình thành xong cụm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) mới nâng tổng số cụm tác chiến tàu sân bay trong lực lượng này lên 2 đơn vị bên cạnh cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) đã hoàn thành trước đó. Trung Quốc cũng là một trong số không nhiều quốc gia có thể hình thành hoàn chỉnh được từ 2 cụm tác chiến tàu sân bay trở lên.
Trong đó, cụm tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) được biên chế về hạm đội Bắc Hải quản lý khu vực biển Hoàng Hải và biển Bột Hải. Cụm tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) được biên chế về hạm đội Nam Hải quản lý khu vực Biển Đông. Trong tương lai Trung Quốc sẽ hình thành xong tàu sân bay mới để biên chế cho hạm đội Đông Hải quản lý khu vực biển Hoa Đông. Đến lúc đó, cả 3 hạm đội của Hải quân Trung Quốc đều sở hữu hàng không mẫu hạm.
Dẫu vậy, nói là đã và sẽ hình thành xong 2 cụm tác chiến tàu sân bay tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, các cụm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc vẫn chưa có đủ số lượng tàu chiến hộ tống cần thiết theo đội hình tác chiến tiêu chuẩn của họ.
Trên thực tế, cả các phi đội tiêm kích hạm J-15 – phiên bản sao chép tiêm kích hạm Su-33 Liên Xô do Trung Quốc sản xuất cũng có số lượng chưa đủ để biên chế cho tàu sân bay Sơn Đông. Trong quá trình tàu Sơn Đông đến hạm đội Bắc Hải huấn luyện cất hạ cánh tiêm kích trên boong tàu, vẫn còn phải mượn các tiêm kích J-15 từ phi đội của tàu Liêu Ninh.
Theo biên chế cụm tác chiến tàu sân bay kiểu Trung Quốc đưa ra, một cụm với trung tâm là tàu sân bay, cùng với đó là 2 khu trục hạm Type-055, 3 khu trục hạn Type-052C/D và 3 tàu hộ vệ Type-054A. Cùng với đó là tàu hậu cần và tàu ngầm phối thuộc tác chiến.
Đóng vai trò tàu hộ tống mạnh nhất cụm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc là các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Type-055. Đây là loại tàu chiến mặt nước hiện đại nhất và được trang bị hoả lực mạnh nhất hải quân Trung Quốc hiện nay, cũng như được mệnh danh là tàu khu trục mạnh nhất thế giới với khả năng triển khai tới 112 ống phóng tên lửa thẳng đứng đa nhiệm VLS cho nhiệm vụ chống hạm, chống ngầm, phòng không và cả công kích mặt đất.
Đóng vai trò tàu chiến phòng không hạm đội cho biên đội tàu sân bay Trung Quốc là các tàu khu trục Type-052 C/D. Tàu có khả năng triển khai tới 64 ống phóng tên lửa thẳng đứng đa nhiệm VLS. Nó còn được mệnh danh là tàu chiến Aegis phiên bản Trung Quốc do có nhiều điểm tương đồng với các tàu khu trục Aegis của Mỹ.
Đóng vai trò tàu chiến chống hạm là các tàu hộ vệ tên lửa Type-054A. Con tàu có khả năng triển khai 32 ống phóng thẳng đứng VLS cho tên lửa phòng không hoặc chống ngầm và 8 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm C-803, 2 giàn phóng rocket chống ngầm và 2×3 cụm ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm.
Như vậy có thể thấy, một cụm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc có thể triển khai được đến hơn 500 ống phóng tên lửa thẳng đứng VLS, một con số quá khủng khiếp với sức mạnh cực kỳ ghê gớm. Chỉ còn một cụm tác chiến như vậy có thể còn mạnh hơn cả sức mạnh của toàn bộ hải quân của rất nhiều nước.
Với khả năng này, một cụm tàu sân bay Trung Quốc có sức mạnh hoả lực đã gần tiệm cận với cụm tác chiến tàu sân bay của Mỹ. Tuy vậy, khả năng tác chiến của tàu sân bay thì Trung Quốc vẫn còn kém xa Mỹ khi những chiếc tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz không có đối thủ trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.

Hùng Dũng

Đọc nhiều