“Sức hút” bí ẩn của hệ thống tàu điện Cát Linh – Hà Đông
Có thể thấy, hệ thống giao thông công cộng không phải là loại hình dịch vụ mang lại nguồn thu kinh tế lớn nhưng những quốc gia phát triển như Mỹ và Nhật Bản lại đầu tư rất nhiều cho mô hình này. Hiện nay ở Việt Nam, số lượng phương tiện cá nhân trên các cung đường huyết mạch cũng đang được giảm tải dựa vào “sức hút” bí ẩn của hệ thống tàu điện Cát Linh – Hà Đông.
Chúng ta phải khách quan nhìn nhận rằng hệ thống giao thông đường bộ ở cả hai thành phố lớn bậc nhất của Việt Nam vẫn chưa đồng bộ. Mặc dù, đã giảm nhưng hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại trên 30 điểm đen ùn tắc giao thông. Cụ thể, khu vực phía Bắc cầu Chương Dương, nút giao cầu 361 – đường Nguyễn Khang bị tắc nghẽn do lưu lượng phương tiện lưu thông quá đông. Hoặc tại TP. HCM, các cung đường trọng yếu như Điện Biên Phủ, 3 Tháng 2 luôn kẹt cứng hàng tiếng đồng hồ vì diện tích đường không thể chứa nổi số lượng phương tiện cá nhân khổng lồ. Tình trạng ách tác này, không chỉ làm tốn thời gian của người dân mà còn gây mất mỹ quan đô thị, đe doạ trật tự đường phố.
Để giảm tắc nghẽn thì chỉ có một cách khả thi là giảm bớt phương tiện cá nhân và nâng cấp cơ sở giao thông đường bộ. Đây cũng chính là lí do chủ chốt khiến hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông ra đời. Dù cho những ngày đầu, dự án nhận phải “mưa lời chê” cũng những bài phân tích dự đoán vô cùng tiêu cực. Tới nay, hệ thống tàu điện này đã thu được 46 tỷ sau 10 tháng chạy thương mại. Với một phương tiện công cộng mới, thì mức doanh thu như vậy đã phản ánh được xu hướng thay đổi việc sử dụng phương tiện lưu thông của người dân.
Một trong những lí do tiên quyết đầu tiên, có lẽ đó chính là lợi ích tài chính. Giữa thời khủng hoảng năng lượng, một chiếc vé tàu chắc chắn sẽ dễ thở hơn nhiều cho tầng lớp lao động so với một lít xăng. Không chỉ là chi phí nguyên liệu, mà cả phí gửi xe, phí bảo hành phượng tiện cũng là một khoản chi đáng cân nhắc đối với những cá nhân có thu nhập từ trung bình đến thấp trong xã hội. Bên cạnh đó, việc di chuyển bằng tàu điện có thể giúp người dân tiết kiệm thời gian và công sức. Tại vì không cần phải đứng chờ đợi, di chuyển từng cm giữa dòng người kẹt cứng nữa. Thay vào đó, người lao động có thêm ít thời gian chợp mắt hay nghỉ ngơi trong lúc đến nơi làm việc.
Công suất thiết kế của tuyến Cát Linh là khoảng 195.000 lượt khách/ngày. Do thói quen của người dân chưa đổi, hiện tại chắc mới khai thác gần 14% công suất. Cho nên việc tiếp tục trợ giá để đẩy mạnh số người sử dụng giao thông công cộng là giải pháp đúng. Mặc dù vậy, chúng ta cũng cần ý thức rằng giao thông công cộng có rất ít giá trị thương mại. Nó hướng tới những giá trị vĩ mô hơn như mỹ quan đô thị, chất lượng tham gia giao thông của người dân và cơ sở hạ tầng quốc gia. Chính vì vậy, Chính phủ tiếp tục tiến hành trợ giá cho loại hình dịch vụ này cũng không có gì là lạ.
Điều cần làm bây giờ chính là tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông công cộng, kết nối hạ tầng giữa các hệ thống cơ sở với Cát Linh – Hà Đông để phát huy sự tiện dụng và hữu ích, nhắm tới việc thúc đẩy tâm lý sử dụng vì tiện lợi cho người dân… Bởi Cát Linh- Hà Đông vốn là công cụ để hỗ trợ cho người dân chứ không phải một dịch vụ chỉ mang tính thương mại.
LS Lê