129137
category
390725

Sự thật “Giáo hoàng Francis thăm bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhưng không đeo khẩu trang”

Văn Dân 05/05/2020 18:15

Một số người dùng mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh Giáo hoàng Francis mặc áo vô trùng màu xanh, trên cổ đeo khẩu trang đến thăm hỏi những người cũng mặc đồ tương tự. Cùng với đó là ngụ ý xấu về trang bị bảo hộ của Giáo hoàng Francis, giữa lúc cao điểm dịch thăm các bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhưng Giáo hoàng cũng như những người xung quanh lại không hề đeo khẩu trang, không quan tâm đến sức khỏe, gây nguy hại cho xã hội… 

Hình ảnh này nằm trong chuyến thăm trẻ sơ sinh của Giáo hoàng Francis đến bệnh viện Thánh Giovanni tại Cộng Hòa Séc ngày 16 tháng 9 năm 2016.

Sự thật, qua tìm hiểu, Cánh Cò được biết, đây vốn dĩ là bức ảnh được chụp vào 4 năm về trước khi đó hoàn toàn chưa xuất hiện đại dịch Covid-19. Hình ảnh này nằm trong chuyến thăm trẻ sơ sinh của Giáo hoàng Francis đến bệnh viện Thánh Giovanni tại Cộng Hòa Séc ngày 16 tháng 9 năm 2016. Truyền thông Vatincan News và quốc tế đều đã loan tải.

Cụ thể, một ngày sau chuyến thăm, hãng thông tấn nổi tiếng AP hôm 17/9/2016 đã đăng tải bài viết với đề tựa: “Giáo hoàng Francis thăm trẻ sơ sinh tại bệnh viện Rome“. Nội dung cho hay, Giáo hoàng Francis khi đến thăm đã mặc một đồ vô trùng để thăm các em bé sinh non tại một bệnh viện ở Rome”. AP cũng cho biết thêm, mỗi tháng trong Năm Thánh 2016, Đức Giáo hoàng đều dành một buổi chiều thứ Sáu bên ngoài Vatican để thực hiện một hành động thương xót. Sau khi thăm các em bé, Đức Giáo hoàng Francis đã đến một nhà tế bần để gặp người bị bệnh nan y. Với mong muốn gửi một thông điệp về việc tôn trọng sự sống ở tất cả các giai đoạn, từ khi bắt đầu đến khi qua đời tự nhiên.

Qua đây càng khẳng định rõ, thông tin “Giáo hoàng Francis đến thăm bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhưng lại không đeo khẩu trang” là tin giả với hàm ý xấu không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín Giáo hoàng Francis nói riêng mà còn tác động làm xấu làm lệch lạc suy nghĩ của nhiều người. Đây không chỉ là hành vi sai trái đáng lên án mà còn vi phạm Điều 101 Nghị định 15/2020 của Chính phủ vừa ban hành. Trong đó quy định mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Vì vậy, bạn đọc cần hết sức cảnh giác để không tiếp tay lan truyền tin giả xấu độc.

Văn Dân 

Đọc nhiều