Save Tam Đảo lợi dụng vấn đề về môi trường để xuyên tạc

10/10/2019 16:55

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội có xuất hiện chữ Save gắn với địa danh cụ thể như Save Sơn Đoòng, Save Sơn Trà, Save Tam Đảo. Cùng với một số nhóm người núp bóng hoạt động môi trường để kích động, lôi kéo người dân phản đối các dự án kinh tế lớn, kêu gọi ký đơn tập thể, kêu gọi tuần hành, biểu tình, thậm chí hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Cùng với một số nhóm người núp bóng hoạt động môi trường để kích động, lôi kéo người dân phản đối các dự án kinh tế lớn, kêu gọi ký đơn tập thể, kêu gọi tuần hành, biểu tình, thậm chí hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Cùng với một số nhóm người núp bóng hoạt động môi trường để kích động, lôi kéo người dân phản đối các dự án kinh tế lớn, kêu gọi ký đơn tập thể, kêu gọi tuần hành, biểu tình, thậm chí hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Câu chuyện các nhóm đối tượng lợi dụng vấn đề về môi trường để xuyên tạc làm mất ổn định trong nước đã quá rõ và không còn mới. Bài học cho thấy chúng thường núp bóng dưới cái mác bảo vệ môi trường (BVMT) để xuyên tạc nhiều vụ việc làm phức tạp tình hình.

Ví như, các đối tượng làm bản báo cáo đánh giá môi trường ven biển miền Trung gửi đến Quốc hội, trong đó có những thông tin không chính xác, thậm chí còn sử dụng cả hình ảnh cá chết ở Mỹ để kích động. Và đó là những nguyên nhân dẫn đến biểu tình, đập phá… gây mất ổn định.

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương, các thế lực phản động ở hải ngoại cấu kết với một số đối tượng cực đoan, chống đối trong nước đã lợi dụng mạng lưới truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Chúng “ký sinh” vào sự cố về môi trường nói trên để thực hiện mưu đồ chính trị, ra sức tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, chống đối Đảng, Nhà nước, phá hoại an ninh kinh tế, chính trị của đất nước.

Thế nhưng, vẫn có một bộ phận cộng đồng mạng, do thiếu thông tin và ảnh hưởng của “hội chứng đám đông”, đã gián tiếp cổ vũ, tiếp tay cho các hành vi sai trái này. Điều này thật đáng buồn.

Ngay sau khi xảy ra sự cố hải sản chết bất thường, trên mạng xã hội, nhất là facebook, zalo, xuất hiện một số thông tin với những hình ảnh gán ghép về cá chết hàng loạt, nổi trắng cả một vùng bờ biển mà khi mới nhìn vào, bất cứ ai cũng phải hốt hoảng, xót xa nếu không nắm rõ nguồn gốc.

Đối với vấn đề phát triển kinh tế và môi trường, chúng ta đã có chủ trương, phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, xã hội, con người, bảo vệ môi trường (BVMT) một cách tương xứng, hài hòa. Nhưng cũng cần tỉnh táo không để kẻ xấu lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc chống phá.

Hiện nay, các dự án kinh tế triển khai đều phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, về đầu tư, BVMT, được các bộ, ngành thông qua trước khi Chính phủ quyết định. Do đó, nếu phản biện phải có căn cứ, không nên chụp mũ, làm nản lòng các nhà đầu tư, cản trở sự phát triển chính đáng.

Chúng ta lại thấy một kịch bản quen thuộc khi trong hai tuần qua có hơn 4.000 trang mạng tán phát các thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật liên quan đến các dự án sinh thái du lịch ở Vĩnh Phúc, Đà Nẵng.

Lợi dụng sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 74 tại Mỹ cùng nhiều nguyên thủ gửi thông điệp ủng hộ sự ra đời của một bản thỏa thuận mới khẩn cấp về con người và thiên nhiên, trang Save Tam Đảo đã có những luận điệu xuyên tạc. Trang này, cùng một số đài báo, trang mạng phản động đã bóp méo thông tin về một vài dự án du lịch sinh thái để xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam không quan tâm bảo vệ môi trường.

Nhóm Save Tam Đảo cũng đã kêu gọi người dân ký đơn tập thể do nhóm này soạn sẵn, kêu tụ tập để gửi đơn. Họ còn đăng tải hình ảnh Thủ tướng dự lễ khởi công năm 2016 rồi xuyên tạc lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta nói không đi đôi với làm, đánh đổi môi trường để phát triển. Họ tuyên bố đây chỉ là trang của những bạn trẻ yêu môi trường, yêu mến vườn quốc gia Tam Đảo chứ không liên quan gì đến chính trị.

Năm 2014, sau khi có thông tin dự án cáp treo ở khu vực Sơn Đoòng (Quảng Bình), một nhóm người xưng là yêu môi trường đã phát động chiến dịch Save Sơn Đoòng và cho ra đời trang mạng cùng tên.

Từ năm 2015, xuất hiện phong trào Save Sơn Trà và trang tương tự lôi kéo nhiều người tham gia, kèm theo phong trào thu thập chữ ký, đòi hủy dự án. Tuy nhiên, sau khi Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về thị sát và được xem xét kỹ lưỡng, Sơn Trà vẫn được bảo tồn gắn với các dự án thiết thực được đầu tư. Song những trang mạng vẫn tiếp tục xuyên tạc, lôi kéo thêm nhiều nhân vật cơ hội chính trị.

Tới đầu năm 2019, trang Save Tam Đảo ra đời với cách thức hoạt động giống như những trang nêu trên và có nhiều hoạt động phức tạp gần đây.

Sau các trào lưu SAVE này đều có bàn tay của những cái gọi là tổ chức xã hội dân sự đã từng góp phần phá rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà nổi bật là các tổ chức Green Trees và Voice. Năm 2017, Báo Nhân Dân từng có bài viết vạch trần Voice thực chất là một trong những tổ chức phản động dưới danh nghĩa NGO để che đậy hành vi chống phá Đảng, Nhà nước.

Còn Green Trees xưng là tổ chức xã hội dân sự hoạt động bảo vệ môi trường nhưng từng núp bóng gây ra các vụ tụ tập, tuần hành, gây rối kéo dài nhân việc cải tạo thay thế cây xanh ở Hà Nội năm 2015. Sau đó, nhóm này mở rộng sang vấn đề môi trường, lợi dụng vụ việc Formosa để kích động biểu tình.

Gần đây, nhóm đã biến tướng chuyên hoạt động chính trị, chuyên đứng sau các cuộc biểu tình. Nhóm này mượn nhiều danh nghĩa như “một tổ chức bảo vệ môi trường”, “một nhóm sinh viên thiện nguyện”, “một nhóm trí thức trẻ”, “các nghệ sĩ đường phố” … để dễ lôi kéo giới trẻ và xã hội.

Hoạt động của nhóm này thường xuyên có vai trò tham gia của các đối tượng như Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, Trịnh Hội… là những cốt cán của tổ chức Voice; Cao Vĩnh Thịnh, Nguyễn Anh Tuấn của tổ chức Green Trees…

Từ sự kích động, tạo dựng thông tin xấu đó, họ đánh vào niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, cho rằng các cấp lãnh đạo “vì lợi ích nhóm mà bỏ quên môi trường”, “biết kết quả nhưng giấu thông tin”, tạo sự nghi ngờ, bức xúc trong dư luận, từ đó kích động người dân tụ tập, tuần hành, xuống đường với những lời kêu gọi “vì môi trường”, “chọn cá không chọn thép”, “đòi biển sạch”.

Trên thực tế, đã xuất hiện nhiều lời kêu gọi người dân, nhất là giới trẻ tụ tập, tuần hành nhân sự cố môi trường này trên mạng xã hội và đã xảy ra các cuộc tụ tập ở một số địa điểm tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Bình… Trong những cuộc tụ tập “xuống đường” này xuất hiện một số gương mặt được cho là tham gia các tổ chức phản động, thường xuyên gây rối ở các đô thị.

Hiện nay, dư luận đang quan tâm và bất bình trước việc có hai đối tượng đã thu thập, phát tán tài liệu, hình ảnh xuyên tạc, kích động người dân biểu tình, chống đối Nhà nước. Bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi trái phép, hai đối tượng này đều khai nhận được một số tổ chức phản động ở hải ngoại móc nối, lợi dụng sự cố môi trường để thực hiện mưu đồ chính trị.

Nghe thì có vẻ “oai” nhưng thực chất các nhà dân chủ này được đào tạo thì thành những kẻ chửi đổng, ăn vạ chẳng khác gì đám du côn đầu đường xó chợ. Chúng tự cho mình là tinh hoa trong giới dân chủ, biết nắm bắt tình hình, biết thực tiễn xã hội. Biết bảo vệ môi trường như bảo vệ cá, bảo vệ cây, … nhưng đó chỉ là bình phong cho hoạt động chống phá.

Đinh Lực

Đọc nhiều