Sau người lính xung kích Huawei, ZTE và HiKVision là “điệp viên nằm vùng” của Quân đội TQ?

14/07/2019 16:52

ZTE và công ty Trung Quốc sở hữu cổ phần của Hikvision được cho là đã nhúng tay trực tiếp vào việc ăn cắp công nghệ bao gồm cả các bí mật quân sự tối tân của Mỹ.

Sau người lính xung kích Huawei, ZTE và HiKVision là “điệp viên nằm vùng” của Quân đội TQ?
Sau người lính xung kích Huawei, ZTE và HiKVision là “điệp viên nằm vùng” của Quân đội TQ?

Ngày 9/7 tờ Washington Free Beacon xuất bản bài viết “Vụ gián điệp thung lũng Silicon, kết nối ZTE và PLA (Quân giải phóng nhân dân TQ) tới cáo buộc đánh cắp Công nghệ của Hoa Kỳ” (Silicon Valley Spy Case Links ZTE, PLA to Stolen US Technology) của tác giả Bill Gertz.

Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về cuộc chiến tranh không tiếng súng đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Từ vụ việc đánh cắp công nghệ năm 2011

Theo tài liệu của tòa án về một vụ án gián điệp kinh tế liên quan đến chính phủ Trung Quốc, Công ty viễn thông ZTE đã bị cáo buộc đánh cắp công nghệ của Hoa Kỳ thông qua công nghệ lọc tín hiệu điện tử của điện thoại di động và ứng dụng hệ thống thông tin liên lạc quân sự.

Bằng chứng cho vụ trộm bí mật thương mại cho thấy vào năm 2011 Giáo sư ĐH Thiên Tân Zhang Hao gửi email cho đại diện ZTE một slide PowerPoint chứa các thông tin bí mật mà công tố viên nói rằng đã bị đánh cắp từ công ty công nghệ cao Avago Technologies.

Sau người lính xung kích Huawei, ZTE và HiKVision là “điệp viên nằm vùng” của Quân đội TQ? - Ảnh 1.
Giáo sư đại học Thiên Tân Zhang Hao

Zhang và Wei Pang (làm việc tại Đại học Nam California) là những người bị cáo buộc chính và 4 công dân Trung Quốc khác bị truy tố vào tháng 4/2015 về tội gián điệp kinh tế và trộm cắp bí mật liên quan đến Avago và một công ty công nghệ khác của Mỹ.

Công ty còn lại có tên Skyworks Solutions, Inc. Avago trụ sở tại San Jose, là nhà thiết kế, phát triển và cũng là nhà cung cấp hàng đầu của các thành phần analog, digital, tín hiệu hỗn hợp và công nghệ quang điện tử sử dụng chất bán dẫn.

Các bí mật thương mại bị đánh cắp quan trọng tới nỗi trường đại học trực thuộc chính phủ Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở chế tạo bộ cộng hưởng âm thanh lớn màng mỏng (FBAR) tiên tiến, cung cấp linh kiện cho các công ty nhà nước TQ và hai viện nghiên cứu quân sự.

Vụ trộm đã được phát hiện thông qua các bằng sáng chế và bởi một giám đốc của Avago, người đã đến thăm cơ sở của Trung Quốc vào năm 2011 và nhận ra rằng công nghệ độc đáo của Avago đã bị đánh cắp.

Theo các nguồn tin tình báo, Đại học Thiên Tân được cho là một mặt trận cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trong việc đánh cắp và phát triển công nghệ quân sự và thương mại nước ngoài.

Chris Ford, trợ lý bộ trưởng an ninh quốc tế và không phổ biến quốc tế, cho biết trong một bài phát biểu ngày 20/6 rằng “Toàn bộ hệ thống đại học Trung Quốc được coi là tiền tuyến của cuộc chiến hợp nhất giữa dân sự và quân sự”.

 

Vai trò của ZTE?

Các thông điệp mà các nhà điều tra liên bang Mỹ thu được và công khai trong các phiên tòa tiết lộ kế hoạch là “Xây dựng một Avago Trung Quốc” và thành lập một công ty mới ở Trung Quốc được gọi là “Clifbaw”.

BAW là viết tắt của sóng âm gộp, một bộ lọc điện tử được sử dụng trong điện thoại di động để loại bỏ nhiễu và là công nghệ bị đánh cắp.

Các tin nhắn văn bản giữa Zhang và Pang cho thấy các giáo sư ở ĐH Thiên Tân cũng làm việc với công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc và với ít nhất hai viện nghiên cứu liên quan đến quân đội Trung Quốc.

ZTE và Huawei hiện đang là mục tiêu của các nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế tình báo Trung Quốc xâm nhập các mạng máy tính và truyền thông ở nước ngoài.

ZTE đã bị tê liệt bởi các lệnh trừng phạt của chính quyền Trump vào năm 2018 vì các thỏa thuận bất hợp pháp với Iran và Triều Tiên. Các lệnh trừng phạt, tuy nhiên, đã được dỡ bỏ khi công ty đồng ý tái cơ cấu nhân sự và chịu mức phạt có giá trị 1 tỷ USD.

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross trong buổi phỏng vấn của CNBC vào tháng 6 xác định các công ty TQ là các mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ. “Cả hai công ty đang thực hiện các hoạt động mà chúng tôi nghĩ là có khả năng gây tổn hại cho an ninh quốc gia”.

Sau người lính xung kích Huawei, ZTE và HiKVision là “điệp viên nằm vùng” của Quân đội TQ? - Ảnh 5.
Hình minh họa

Vai trò của Công ty sở hữu hơn 40% cổ phần của Hikvision?

Các bằng chứng trong vụ gián điệp kinh tế thu được từ WeChat, một ứng dụng nhắn tin của Trung Quốc, trích lời của Zhang năm 2015 rằng “Viện 13 là khách hàng duy nhất của chúng tôi cho các sản phẩm quân sự”.

Viện nghiên cứu Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC) 13 chuyên nghiên cứu công nghệ điện tử và quang học và trụ sở tại Thạch Gia Trang, Trung Quốc.

Năm ngoái, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại đã đặt CETC 13 và hàng chục viện nghiên cứu trực thuộc của nó vào một danh sách đen các công ty nước ngoài bị cấm mua hàng hóa của Mỹ.

Sau người lính xung kích Huawei, ZTE và HiKVision là “điệp viên nằm vùng” của Quân đội TQ? - Ảnh 6.
Vào tháng 5/2019, một quan chức trong chính quyền của ông Trump tiết lộ rằng Mỹ sẽ sớm đưa Hikvision vào danh sách đen sau Huawei

Lệnh cấm được áp dụng sau khi xác địch viện nghiên cứu này “Có liên quan đến việc mua sắm bất hợp pháp hàng hóa và công nghệ để sử dụng trái phép cho mục đích quân sự ở Trung Quốc”.

Cựu quan chức của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Nicholas Eftimiades bình luận:

“Trung Quốc đang sử dụng các trường đại học, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức thương mại để đánh cắp tài sản trí tuệ và công nghệ của Mỹ, hỗ trợ kế hoạch phát triển ngành công nghiệp theo định hướng “Made in China 2025″ và nỗ lực hiện đại hóa quân sự”.

Hikvision Digital Technology Co., Ltd. là nhà sản xuất Trung Quốc và là nhà cung cấp lớn nhất thế giới các sản phẩm giám sát video và có trụ sở tại Hàng Châu , Trung Quốc.

(Theo Soha News)

Tags :
Đọc nhiều