420
category
324276

‘Sát thủ chống hạm’ Mỹ tiến về phía Trung Quốc

10/09/2019 10:25

Nó có tầm bắn khoảng 200km, tìm kiếm kẻ thù qua hình ảnh lưu trữ trong bộ não máy tính của nó. Tên lửa bắn chính xác đến độ người điều khiển có thể ra lệnh cho nó bắn vào một khu vực cụ thể nào đó trên con tàu đối phương, ví dụ khoang động cơ chẳng hạn.

Và loại tên lửa kinh hoàng này đang được Mỹ đưa đến sân sau của Trung Quốc, theo tường thuật của Asia Times.

Tàu tác chiến ven biển (LCS) Gabrielle Giffords của hải quân Mỹ được triển khai gần đây từ căn cứ hải quân San Diego, California, được trang bị loại tên lửa mới mang tên Naval Strike Missile (tên lửa tấn công biển). Điều đặc biệt là tàu Gabrielle Giffords được hoán cải từ một tàu LCS với truyền thống trang bị vũ khí hạng nhẹ trở thành một tàu sát thủ đối với các chiến hạm Trung Quốc ở tầm bắn rất đáng kể, tờ Defense News tường thuật.

Tàu tác chiến ven biển (LCS) Gabrielle Giffords của hải quân Mỹ.
Tàu tác chiến ven biển (LCS) Gabrielle Giffords của hải quân Mỹ.

Giffords là tàu LCS thứ hai được triển khai trong năm nay. Trước đó tàu LCS Montgomery đã được triển khai, cũng từ căn cứ San Diego.

Người phát ngôn hạm đội Thái Bình Dương, đại úy John Gay đã xác nhận việc triển khai của tàu Giffords, rằng tàu được trang bị các tên lửa Naval Strike Missile (NSM) và máy bay không người lái mới MQ-8C Fire Scout. Loại máy bay không người lái này là một nền tảng trinh sát “vượt qua đường chân trời” (ngoài tầm mắt), giúp dẫn bắn cho các loại vũ khí, mới được đưa vào thực thi nhiệm vụ từ tháng 6.

Một quan chức hải quân Mỹ giấu tên nói tàu được triển khai tới Ấn Độ-Thái Bình Dương. Tàu chị em của nó, Montgomery, hiện đang hoạt động ở vịnh Thái Lan, theo thông tin trên website của hải quân Mỹ.

Khi được trang bị tên lửa NSM với tốc độ cận âm, các máy bay không người lái Fire Scout, một tàu chiến LCS có thể tấn công mục tiêu cách nó 200km. Điều đó có nghĩa là tầm bắn của vũ khí trên LCS tăng thêm 50km nếu so với tên lửa chống hạm Harpoon phổ biến trong hải quân Mỹ và phương Tây.

'Sát thủ chống hạm' Mỹ tiến về phía Trung Quốc - ảnh 1
NSM

Theo TheDrive.com, tên lửa NSM bay đến khu vực có mục tiêu, sử dụng kết hợp GPS, hệ thống định vị quán tính (INS) và hệ thống nhận dạng địa hình. Nó có thể hoặc bay vượt qua đảo hay đồi núi hoặc bay vòng tránh chúng.

Ở giai đoạn cuối, tên lửa chuyển sang chế đố tìm kiếm hình ảnh hồng ngoại để hướng tới mục tiêu. Swrt dụng cơ sở dữ liệu tích hợp sẵn trong tên lửa về các chủng loại tàu, vũ khí này có thể tự động phân biệt mục tiêu cần tấn công và các vật thể khác, giúp chúng đạt được độ chính xác cao, đồng thời làm vô hiệu các chiến thuật phòng thủ tác chiến điện tử của đối phương.

Hệ thống dẫn hướng của tên lửa còn cho phép nó năng lực tấn công bờ. Tuy nhiên tính về tầm bắn, tên lửa NSM chưa thể so được với các tên lửa hành trình hải đối bờ, ví dụ Tomahawk.

Tên lửa NSM còn có thể thực hiện các đường bay chuyển hướng ngẫu nhiên trong giai đoạn cuối để tránh né các hệ thống phòng không của đối phương, mức độ phản xạ radar thấp khiến nó gần như “tàng hình”, rất khó đánh chặn.

'Sát thủ chống hạm' Mỹ tiến về phía Trung Quốc - ảnh 2
Fire Scout

Còng theo trang Naval Technology, máy bay (dạng trực thăng) Fire Scout có thể hoạt động liên tục hơn 6 giờ, hoạt động trong phạm vi bán kính 200km. Nó có thể tự động cất cánh và hạ cánh trên bất cứ tàu chiến nào có sàn đáp cho trực thăng, các bãi đáp dã chiến gần tiền tuyến.

Mày bay có thể thực hiện hoạt động trinh sát, tìm kiếm các mục tiêu chiến thuật, theo dõi và chỉ định mục tiêu, cung cấp dữ liệu về mục tiêu cho các nền tảng tấn công như chiến đấu cơ, trực thăng và tàu chiến. Bản thân Fire Scout cũng mang được vũ khí.

Mỹ đang dần triển khai 35 tàu LCS và đây là một con số rất đáng kể.

Anh Minh/ Tiền Phong

Đọc nhiều