419
category
386544

Reuters tuyên bố: Việt Nam phản đối Trung Quốc thành lập huyện Tây Sa và Nam Sa

Hồng Vân 20/04/2020 17:00

Nhiều người có tư tưởng bất đồng, suy nghĩ tiêu cực cho rằng Việt Nam đã không dám lên tiếng, thậm chí không tin việc Việt Nam gửi công hàm phản đối hành vi bành trướng ở Biển Đông của Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc. Tìm cách làm sai lệch vấn đề khi cho rằng Việt Nam chỉ dám nói miệng, giải quyết vấn đề giữa nội bộ hai nước Việt – Trung. Tuy nhiên, bài báo do Reuters đăng tải ngày 19/04/2020 với tiêu đề “Việt Nam phản đối hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông” đã chứng minh đâu mới là sự thật.

Reuters đưa tin, Chủ nhật ngày 19/04/2020, Việt Nam đã phản đối việc Trung Quốc nói rằng họ đã thành lập hai đơn vị hành chính trên các đảo ở Biển Đông, động thái mới nhất chứng minh sự áp đặt chủ quyền của họ tại vùng biển nước này yêu sách chủ quyền.

Trung Quốc gần đây đã đẩy mạnh sự hiện diện của họ ở vùng biển giàu năng lượng trong khi các nước có tranh chấp khác trong vùng Biển Đông đang bận giải quyết đại dịch Covid-19, khiến Mỹ phải yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành vi bắt nạt của họ ở đó.

Vào thứ bảy ngày 18/04/2020, Trung Quốc nói rằng họ đã thành lập một khu hành chính trên quần đảo Hoàng Sa và một khu hành chính trên quần đảo Trường Sa. Hai cơ quan hành chính này nằm dưới sự kiểm soát của thành phố Tam Sa, Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN)

Việc thành lập cơ quan hành chính tại thành phố Tam Sa và các hoạt động liên quan đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết trong một tuyên bố.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và bác bỏ các quyết định sai trái của mình, bà Hằng tuyên bố.

Cũng theo Reuters, một tàu khảo sát của chính phủ Trung Quốc đã đeo bám một tàu thăm dò của hãng dầu khí quốc gia Malaysia Petronas, và cho đến ngày thứ Bảy, tàu Trung Quốc vẫn có mặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Đầu tháng này, Việt Nam đã có gửi một công hàm phản đối chính thức với Trung Quốc sau khi một chiếc tàu đánh cá Việt Nam bị đắm do bị một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đâm trong vùng biển Hoàng Sa.

Nói thêm, Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và vào năm 1982 đã thành lập đơn vị hành chính để quản lý các quần đảo này. Huyện đảo Hoàng Sa hiện trực thuộc thành phố Đà Nẵng, còn huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Các động thái chiếm và xây cất xa về phía nam Biển Đông ở Quần đảo Trường Sa (Bắc Kinh gọi là Nam Sa) trong những năm qua đã bị Việt Nam phản đối không ngừng nghỉ.

Rõ ràng, như Reuters đã loan tin, không phải bây giờ mà từ đầu tháng VN đã gửi công hàm phản đối chính thức chứ không đơn thuần là lên tiếng bằng miệng, hay chỉ giải quyết giữa nội bộ hai nước Việt – Trung. Điều này chứng tỏ Chính phủ Việt Nam đã có lời phản đối công khai trước dư luận quốc tế, mà không chỉ có cơ quan truyền thông trong nước lên tiếng mà các kênh truyền thống lớn của quốc tế, mà tiêu biểu là Reuters cũng lên tiếng.

Do vậy, người dân Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm rằng Chính phủ dù bận bịu với công tác chống dịch Covid-19 vẫn luôn theo dõi và dồn mọi sức lực để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc một cách minh bạch, đàng hoàng, không hề giấu diếm như nhiều lời đồn đoán.

Hồng Vân

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều