419
category
462995

Quy định về bí mật nhà nước là để bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia, dân tộc

Bảo An 04/01/2021 16:09

Hiện nay, trên mạng xã hội, một số đối tượng xấu, cơ hội chính trị đang đẩy mạnh việc tuyên truyền xuyên tạc về thông tin bí mật nhà nước liên quan đến các phương án nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước. Những luận điệu được các đối tượng tung ra thể hiện rõ bản chất dối trá, đi ngược lại sự thật.

Ông Nguyễn Đức Chung được xét xử kín.

Ngày 03/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng. Ngày 09/11/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ký ban hành Quyết định số 1765/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước và văn phòng Chủ tịch nước. Việc ban hành các quyết định về danh mục bí mật nhà nước là cơ sở quan trọng để thống nhất trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước; ngăn chặn tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước; thông qua đó góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia.

Hiện nay, một số trang mạng do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối đang tuyên truyền xuyên tạc, tung ra những thông tin tiêu cực, xấu độc, lệch lạc về vấn đề bảo vệ bí mật nhà nước. Thậm chí, để “dắt mũi” dư luận, các đối tượng còn tung ra quan điểm hết sức phản động như “quy định thông tin bí mật nhà nước là để tạo diều kiện cho Đảng cộng sản bán nước”, “bí mật nhà nước ngăn cản quyền tự do thông tin của người dân”, “bí mật nhà nước là rào cản ngăn cản nền dân chủ”…

Cần phải hiểu chính xác, khách quan và toàn diện về vấn đề bí mật nhà nước. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật bảo vệ bí mật nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong đó, thông tin bí mật nhà nước có thể chia thành các nhóm như:

Thứ nhất, thông tin về chính trị (gồm: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại; Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế – xã hội).

Thứ hai, thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu. Gồm: Chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng; Tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu; Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu.

Thứ ba, thông tin về tổ chức, cán bộ. Gồm: Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội; Quy trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; Thông tin về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; Đề thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức.

Thứ tư, các thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp, thông tin về đối ngoại, thông tin về kinh tế, thông tin về tài nguyên và môi trường bao gồm tài nguyên nước, môi trường, địa chất, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đất đai, biển, hải đảo, đo đạc và bản đồ, thông tin về khoa học và công nghệ, thông tin về giáo dục và đào tạo, thông tin về văn hóa, thể thao, lĩnh vực thông tin và truyền thông,

Thứ năm, thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng…

Về mặt nguyên tắc, do Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên công tác bảo vệ bí mật nhà nước cũng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật Nhà nước chịu sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Mục đích của việc quy định về bí mật nhà nước là để phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việc các đối tượng tung ra các luận điệu xuyên tạc cho rằng việc Đảng, Nhà nước ta quy định thông tin bí mật nhà nước là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc “thâu tóm quyền lực”, “bán nước”, “ngăn cản tự do ngôn luận”, “ngăn chặn dân chủ”… những lời lẽ đang tung ra là hoàn toàn sai trái. Không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia khác trên thế giới đều có quy định về bí mật nhà nước. Việc quy định về bí mật nhà nước là để bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Mặt khác, cũng cần phải nói thêm, việc xác định bí mật nhà nước là để ngăn chặn thông tin lộ, lọt, khiến cho người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước. Ngoài ra, thông tin bí mật nhà nước chỉ là những thông tin chưa công khai, khi đủ điều kiện, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế – xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế thì bí mật nhà nước sẽ được giải mật.

Công tác bảo vệ bí mật Nhà nước có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng – an ninh. Vì vậy, các thế lực thù địch, chống đối luôn tìm cách thâu tóm, nắm bắt bí mật nhà nước của chúng ta để tấn công, chống phá đất nước. Vì vậy, cần phải hết sức thận trọng, tránh để bị các đối tượng xấu, cơ hội dắt mũi theo hướng tiêu cực.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều