7
category
485240

Quốc gia nào đứng đầu thị trường vũ khí toàn cầu?

16/03/2021 15:18

Thương mại quốc tế đối với các loại vũ khí lớn đã chững lại trong 2 giai đoạn 5 năm qua, ngoại trừ Trung Đông có sức tăng mạnh – Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI cho biết trong một báo cáo mới.

Quốc gia nào đứng đầu thị trường vũ khí toàn cầu?

Tuy nhiên, việc buôn bán vũ khí toàn cầu vẫn ở mức gần cao nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu những năm 1990 khi Liên Xô sụp đổ. Các nhà nghiên cứu của SIPRI vẫn do dự không chắc chắn về khả năng phá vỡ các xu hướng trên thị trường vũ khí toàn cầu.

“Còn quá sớm để nói về tốc độ chuyển giao vũ khí trong 2 thập kỷ qua có kết thúc nhanh chóng hay không” – ông Pieter Wezeman thuộc chương trình nghiên cứu vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI ở Solna cho biết. Tuy nhiên, SIPRI không loại trừ đại dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến các số liệu thống kê trong toàn bộ khoảng thời gian 5 năm.

“Ví dụ như ảnh hưởng kinh tế của đại dịch Covid-19 có thể khiến một số quốc gia phải đánh giá lại hoạt động nhập khẩu vũ khí của họ trong những năm tới. Tuy nhiên, một số nước đã ký hợp đồng vũ khí lớn giữa lúc dịch bùng phát” – ông Wezeman nói.

Với 96 quốc gia khách hàng, Mỹ vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, tăng tỷ trọng xuất khẩu vũ khí toàn cầu từ 32 lên 37%.

Gần một nửa (47%) các vụ chuyển giao vũ khí là từ Mỹ đến Trung Đông. SIPRI lưu ý rằng việc chuyển giao này gia tăng đáng kể do 3 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu là (Mỹ, Pháp Đức) trong khi số vũ khí xuất khẩu từ Nga và Trung Quốc giảm.

Một ngoại lệ là Trung Đông – nơi đi ngược xu hướng và tăng đáng kể lượng vũ khí nhập về với 25% trong tời kỳ này. Mức tăng đột biến chủ yếu là từ các thương vụ mua bán lớn của Ả rập xê út (tăng 61%), Ai Cập (tăng 136%) và Qatar (tăng 361%).

Ông Pieter Wezeman nhận xét: “Các cuộc chiến đang diễn ra ở Yemen và Libya, sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực vùng Vịnh, các mối đe dọa chống lại Iran và căng thẳng gia tăng về trữ lượng dầu khí và khí đốt ở Địa Trung Hải là những động lực quan trọng thúc đẩy nhu cầu vũ khí trong khu vực”.

Có trụ sở tại thủ đô Thụy Điển, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm được thành lập vào năm 1966 để cung cấp dữ liệu phân tích và khuyến nghị về xung đột vũ trang, chi tiêu quân sự và buôn bán vũ khí cũng như giải trừ vũ khí và kiểm soát vũ khí.

Nghiên cứu của họ dựa trên các nguồn mở và hướng đến những người ra quyết định, các nhà nghiên cứu, giới truyền thông và công chúng.

Để tránh những trục trặc về thống kê, các nhà nghiên cứu so sánh các khoảng thời gian 5 năm. Mô hình này đã sử dụng từ năm 1981, khi các siêu cường bị mắc kẹt trong cuộc Chiến tranh lạnh và tự trang bị vũ khí ở mức chưa từng có.

Hải Yến

Đọc nhiều