86
topics
370012

Hàng không Mẫu hạm Mỹ thăm Việt Nam và ẩn ý đằng sau khiến Trung Quốc giật mình!

Thành Nhân 06/03/2020 20:08

Sự kiện tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ thăm Việt Nam hôm 05/3/2020, đã thu hút dư luận quốc tế và trong nước. Các chuyên gia hàng đầu cũng đã bình luận về việc này. Nhiều ý kiến cho rằng: Mỹ đưa tàu sân bay sang Đà Nẵng là hành động mang thông điệp rằng Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền; sẵn sàng đối phó với Trung Quốc trên biển đông.

Một số ý kiến cho rằng: Việt Nam nên là đồng minh của Hoa Kỳ để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong việc bảo vệ chủ quyền. Có một số ý luận về việc này như sau:

1. Việc tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ thăm Việt Nam là tín hiệu đáng mừng cho mối quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt của hai nước, chúng ta khép lại quá khứ đau thương, vì sự phát triển chung của nhân dân 2 nước. Người Hoa Kỳ thể hiện thông điệp rất rõ ràng rằng: họ ngày càng tôn trọng, khâm phục một dân tộc đi lên từ đống tro tàn vì khói lửa chiến tranh; mới được Mỹ và đồng minh bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ sau chỉ 25 năm nhưng đã phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Giáo sư Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam và Biển Đông thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc cho rằng: “Chính sách Mỹ cũng xác định Việt Nam là một đối tác chiến lược ưu tiên và chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt chứng tỏ cam kết của Mỹ đối với khu vực, và sự hiện diện của con tàu này trên Biển Đông được Việt Nam hoan nghênh”. Nếu nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện, ta thấy rằng: cộng đồng quốc tế, bè bạn năm châu ngày càng coi trọng ĐẠI VIỆT NAM. Chúng ta là quốc gia đáng tin cậy trong mắt họ, ngày càng xích lại gần nhau trong một thế giới đại đồng. Nếu không có lợi thì còn lâu Mỹ, châu Âu, Hàn, Nhật, Tàu…mới hợp tác với Việt Nam. Nên nhận thức rõ rằng, không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi trường tồn. Chẳng ai cho không ai cái gì và cũng đừng mơ bất kỳ ai giúp ta lấy lại biển, đảo.

2. Từ một quốc gia từng bị cô lập, hiện nay chúng ta có quan hệ hợp tác với gần 200 nước trên thế giới; đó chính là chủ trương “viễn giao cận giao” (xa gần đều là bạn). Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại, Việt Nam độc lập, tự chủ trong các mối quan hệ; không theo phe này để chống phe kia. Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm trái phép nhưng chắc chắn biển, đảo đó là của Việt Nam. Nói như vị Phó Thủ tướng của ta là “chúng ta chưa thể lấy lại được thì con cháu chúng ta sẽ lấy lại”; tự lực cánh sinh trên cơ sở tranh thủ ủng hộ của quốc tế nhưng chuyện của người Việt phải do chính người Việt giải quyết; không thể có chuyện dựa vào Mỹ để lấy lại biển, đảo. Nói như thế là luận điệu của kẻ bất trí, kém hiểu biết. Lấy lại như thế nào là cả một chặng đường dài, trải qua nhiều thế hệ; chúng ta khôn khéo để không phải vào vòng binh lửa; đấu tranh bằng ngoại giao, hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

3. Hình ảnh một số tàu cá có mang theo Quốc kỳ của ĐẠI VIỆT NAM vẫy chào tàu sân bay Mỹ, cho thấy rằng: người Việt Nam vẫn đang ngày đêm làm chủ biển trời của mình, một tấc biển của đất nước này, chúng ta đều quý như máu xương của chính mình. Ngư dân ta bám trụ biển của ta, đó là điều rất bình thường nhưng rất sâu sắc ở chỗ, họ muốn cho cả thế giới biết rằng, biển trời của tiền nhân để lại là máu thịt không thể tách rời; biển, đảo và đất liền là một cơ thể, một khối thống nhất, tạo nên một Việt Nam gấm hoa. Thông điệp mà người Việt muốn truyền cho cả thế giới biết rằng: Giao thương hàng hải qua biển đông là huyết mạch, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế. Bất kỳ nước nào cũng đều được đón chào bằng những nụ hoa của tình ái hữu nhưng nếu có ý đồ cướp biển trời của chúng tôi thì chắc chắn sẽ được nghênh đón bằng những loạt đại bác như đã từng làm trong quá khứ. chắn chắn rằng “người Mỹ đến Việt Nam, lần đầu tiên cho đến lần cuối cùng đều được đón tiếp nồng nhiệt”./.

Thành Nhân (Theo DVK)

Đọc nhiều