419
category
459138

Quan điểm về việc Mỹ đưa Việt Nam vào nhóm nước thao túng tiền tệ

22/12/2020 11:36

Như chúng ta đã biết, mấy ngày hôm nay khắp các diễn đàn kinh tế đang xôn xao câu chuyện Mỹ đưa Việt Nam vào nhóm nước thao túng tiền tệ. Vậy vì sao Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump lại đưa Việt Nam vào danh sách trên? Liệu Việt Nam có trở thành nạn nhân của cuộc chiến tiền tệ giống như Nhật Bản hồi thập niên 80?

Cuộc gặp gỡ vui vẻ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu “tiêu chuẩn” để Mỹ coi một quốc gia nào đó là nước thao túng tiền tệ. Đó là các quốc gia có thặng dư thương mại song phương trên 20 tỷ USD với Mỹ, can thiệp bằng ngoại tệ vượt quá 2% tổng sản phẩm quốc nội (ở đây được hiểu là trong ít nhất 6 trên 12 tháng, tổng lượng ngoại tệ mua ròng của ngân hàng trung ương không quá 2% GDP) và thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu vượt quá 2% GDP thì bị coi là thao túng tiền tệ. Đây là cách giảm nhanh thâm hụt thương mại của Mỹ với các quốc gia khác trên thế giới. Và theo một cách “ngẫu nhiên” nào đó, Việt Nam vượt xa cả 3 tiêu chí trên. Cụ thể, tính đến hết quý 3, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đạt 44,23 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2019. Mức can thiệp ngoại tệ của Việt Nam ( theo con số Mỹ đưa ra) là 5%. Nhưng ngân hàng Nhà nước từng lên tiếng khẳng định, Việt Nam không thao túng tiền tệ.

Mỹ đưa Việt Nam và Thụy Sĩ vào danh sách quốc gia “thao túng tiền tệ”.

Có khả năng Mỹ sẽ áp thuế lên hàng hóa từ Việt Nam hay không? Đương nhiên là có, đã có thông tin Mỹ sẽ áp thuế bổ sung lên một số loại hàng hóa từ Việt Nam, nhất là những ngành có thăng dự thương mại cao với Mỹ, ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp tới anh sinh xã hội người lao động, thì việc bị áp thuế bổ sung sẽ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của Việt Nam, khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp về Việt Nam có thể sẽ chậm lại, thậm chí là rời bỏ nước ta.

Vậy, Việt Nam sẽ làm gì để tránh những thiệt hại này? Đương nhiên Việt Nam không thể đối đầu trực diện với Mỹ như cách mà Trung Quốc đã làm và Mỹ cũng không có ý định gây tổn thương Việt Nam như với Trung Quốc. Tin rằng, Chính phủ đã có những biện pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề này. Hoạt động ngoại giao, đàm phán của Việt Nam luôn phát huy được hiệu quả trong thời gian gần đây. Mấu chốt trong chuyện này, có thể phải cân bằng cán cân thương mại với Mỹ, xét cho cùng, mọi cuộc chiến đều gắn liền với lợi ích. Cũng hy vọng khi ông Joe Biden chính thức ngồi vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ thì sẽ có những chính sách hài hòa hơn, đặc biệt là lời hứa quay lại đàm phán TPP của ông cũng sẽ được thực hiện.

TH

Đọc nhiều