419
category
406563

Phát biểu của Thủ tướng và cú bẻ lái đầy mưu đồ của Việt Tân

Hải Anh 04/07/2020 21:30

Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 24/6 về phòng chống COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, “không có câu chuyện mở cửa ào ạt”, không thể vì mục tiêu nôn nóng phát triển mà mở cửa để ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Và mới đây ngày 2/7, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt thực hiện các biện pháp phục hồi tăng trưởng. Ấy vậy mà không hiểu sao tổ chức phản động Việt Tân lại cố tình xuyên tạc rằng: “Chỉ mới 1 tuần mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay đổi thái độ nhanh quá’.

Thủ tướng có thay đổi thái độ hay không?

Thực tế, 2 chỉ đạo này có sự liên quan nhất quán đến nhau, đó là tiếp tục kiểm soát, không để dịch Covid-19 quay trở lại, đồng thời quyết liệt thực hiện các biện pháp phục hồi tăng trưởng. Đó là thông điệp xuyên suốt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thủ tướng nêu rõ, chúng ta thực hiện mục tiêu kép và việc bảo vệ sức khỏe nhân dân là rất cần thiết. Do đó, việc mở cửa cho chuyên gia, lao động bậc cao, doanh nghiệp, nhà đầu tư vào Việt Nam và đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài cần giám sát, xử lý, giải quyết chặt chẽ, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, phá đi thành quả quan trọng mà chúng ta phấn đấu được trong thời gian qua. “Không có câu chuyện mở cửa ào ạt” nhưng, việc phát triển kinh tế vẫn cần đẩy mạnh, không nhất thiết phải mở cửa ào ạt mới có thể phát triển mà chúng ta có thể dựa vào nguồn lực trong nước.

Chính phủ chúng ta tuyệt đối không được để làn sóng thứ 2 về COVID-19 quay lại Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, đây là tinh thần chỉ đạo bao trùm nhất để bảo vệ kết quả thực hiện mục tiêu kép: “Vừa phòng thủ chống dịch Covid-19 vừa tấn công trên mặt trận kinh tế”.

Với chỉ thị này, Thủ tướng mong muốn không để làn sóng dịch bệnh thứ 2 bùng phát xóa bỏ đi những thành quả mà chúng ta đã nỗ lực đạt được suốt thời gian qua, đồng thời phải thực hiện có hiệu quả giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; điều hành chính sách tiền tệ tài khóa linh động, hiệu quả hơn; ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế.

Chứ không có chuyện chính phủ thay đổi thái độ cũng như quan điểm chỉ đạo của mình, sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh 2 mục tiêu kép: vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, vừa phòng, chống dịch hiệu quả; nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu trong “trạng thái bình thường mới”. Có thể thấy, nửa đầu năm 2020, giữa thời điểm dịch bùng phát bất ngờ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân và đất nước, nắm chắc tình hình, quyết liệt, sáng tạo trong điều hành, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp, quyết tâm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Một bộ máy Chính phủ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Những việc làm của Chính phủ, những chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác điều hành đối phó với “giặc dịch” cho đến nay vừa minh chứng cho một tinh thần đùm bọc của con người Việt Nam, vừa cho thấy một Chính phủ, Nhà nước vì dân, do dân luôn tồn tại hiện hữu.

Còn nhớ vào tháng 4/2016, Chính phủ có Thủ tướng mới, đi cùng với đó là sự thay đổi vị trí của 22/27 thành viên Chính phủ. Chính phủ mới lại gặp ngay phải sự cố ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung. Cùng với đó, hạn hán miền Tây cũng trở nên khốc liệt chưa từng có trong vòng 100 năm qua; thiên tai bão lụt thì chen chân đến… Trong bối cảnh như vậy, một câu trả lời giản dị về nguồn lực ở đâu cho tăng trưởng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra là, bộ máy Chính phủ phải trong sạch và làm việc không ngừng nghỉ, bởi “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Với các bước đi rất cụ thể, sâu sát, không đao to búa lớn, Chính phủ mới bắt tay thực hiện công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế theo cách “tích tiểu thành đại”, “góp gió thành bão”, tạo chuyển biến từ việc nhỏ để làm nên sức bật đổi mới mạnh mẽ. Thủ tướng Chính phủ ra thông điệp, “Chính phủ kiên quyết chống bệnh hình thức, phô trương, nói không đi đôi với làm; không để tình trạng trì trệ trong bộ máy hành chính. Toàn tâm toàn ý vì đất nước, vì nhân dân”.

Sức hấp dẫn của Việt Nam nhân lên gấp nhiều lần khi hình ảnh Tổng thống của cường quốc số một thế giới tươi cười nắm chặt tay những người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam xuất hiện trên hàng loạt các hãng truyền thông thế giới. Ông Donald Trump còn không tiếc lời ngợi ca “sự phát triển rất ấn tượng của Việt Nam”. Theo đó, toàn cầu vang lên hai tiếng Việt Nam với tần suất dày đặc.

Năm 2020 bắt đầu với đại dịch, thế giới lại biết đến Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất, có được chiến thắng sớm nhất, tổn thất ít nhất trước dịch bệnh. Và sau khi đất nước trở lại thời kỳ “bình thường mới”, dưới sự chỉ đạo của bộ máy chính phủ, đất nước ta đang bắt đầu có sự hồi phục. Kinh tế Việt Nam quý II/2020 tăng trưởng 0,36%, mức tăng trưởng thấp nhất trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương (1,81%) nửa đầu năm 2020. Đó có thể nói là một sự nỗ lực lớn vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế của bộ máy chính quyền.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói rằng, sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc khi từng người trong cả bộ máy chính trị, dù ở vị trí nào, thời điểm nào cũng một lòng dốc sức cho vận nước đi lên. Đây cũng là lý do vì sao người dân Việt Nam luôn có cơ sở, có niềm tin đất nước Việt Nam chắc chắn sẽ vượt qua các biến động, bình yên trong giông bão, và tiếp tục phát triển lớn mạnh, hùng cường.

Hải Anh

*Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả 

Tags :
Đọc nhiều