1
category
342605

“Phá” được tần số của S-400, Mỹ có khiến Nga “nao núng”?

20/12/2019 10:00

Máy bay do thám P-8 Poseidon của Mỹ bay gần lãnh thổ Syria đã tìm cách chặn các tần số hoạt động của các hệ thống S-400 được Nga triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim ở quốc gia Trung Đông này.

Theo AMN, máy bay do thám P-8 Poseidon của Mỹ bay gần lãnh thổ Syria đã tìm cách chặn các tần số hoạt động của các hệ thống S-400 được Nga triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim ở quốc gia Trung Đông này. Thông tin này được tờ Russian News đưa tin, trích dẫn lời của Yuri Sytnik, phi công đồng thời là thành viên của tổ chức NGO người Nga cho biết.

Theo nhân vật trên, quân đội Mỹ vẫn cần giải mã dữ liệu mà họ có được trước khi đưa vào sử dụng.

“Bây giờ họ cần giải mã các hệ thống S-400 của chúng tôi đang hoạt động ở Syria. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang phải xua đuổi các máy bay của họ. Đây là một thực tế xảy ra thường xuyên”, viên phi công nói.

Ông Sytnik cho biết, một khi Mỹ phá được mã của S-400 của Nga, họ sẽ có thể có nhiều hoạt động gây rối. Tuy nhiên, chưa rõ liệu tất cả các S-400 có sử dụng cùng tần số hay không.

Những hệ thống tên lửa S-400 được Nga triển khai tới Syria vào năm 2015 để bảo vệ căn cứ không quân Hmeymim của Nga ở nước này khỏi các mối đe dọa trên không, cụ thể là từ các máy bay không người lái mà những kẻ khủng bố đã sử dụng nhiều lần trong các cuộc tấn công.

“Phá” được tần số của S-400, Mỹ có khiến Nga “nao núng”? - Ảnh 2.
S-400 hiện vẫn là vũ khí nhiều nước mong muốn được sở hữu

 

Trong khi đó, các hệ thống phòng không S-500 tiên tiến của Nga sử dụng một loại radar khác so với S-400, dựa trên việc sử dụng tần số băng tần X và do đó có khả năng sử dụng tần số khác với tần số được sử dụng bởi các hệ thống trước đó. S-500 dự kiến ​​sẽ bắt đầu được Nga triển khai vào năm 2020.

S-400 được Nga đưa vào sử dụng từ năm 2007, có thể tiêu diệt máy bay, tên lửa và máy bay không người lái của đối phương. S-400 có thể phóng 3 loại tên lửa với những khả năng khác nhau, có thể bay ở tốc độ siêu thanh lẫn bội siêu thanh và tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách xa tối đa 400 km.

Hiện giờ S-400 Triumf (NATO định danh là SA-21 Growler) được coi là hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất. S-400 cũng được xem là đối trọng của các hệ thống Patriot và hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối ( THAAD ) do Mỹ sản xuất.

Khi được hỏi vì sao các quốc gia muốn mua S-400 thay vì Patriot hay THAAD của Mỹ, một nguồn thạo tin nói rằng các nền quân đội nước ngoài e ngại quy trình phê duyệt mua vũ khí phức tạp từ chính phủ và Quốc hội Mỹ.

“Nhiều nước không muốn chờ đợi các rào cản pháp lý của Mỹ. S-400 có ít điều kiện hạn chế xuất khẩu hơn và điện Kremlin sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ bán vũ khí bằng cách tháo gỡ các quy định pháp lý rườm rà”, nguồn tin cho biết.

Ngọc Huyền/SH

Đọc nhiều