419
category
409959

Bắc Kinh đe doạ Việt Nam và ASEAN, đừng hùa theo Mỹ

Hải Anh 14/07/2020 18:14

Không sai tí nào khi mà trong dân gian ta từ trước tới nay có câu: “Đừng nghe những gì Trung Quốc nói mà hãy xem hành động thực tế của họ”. Biển Đông trong thời gian qua có lẽ chẳng riêng gì Việt Nam mà cả nhân dân tiến bộ thế giới đều thấy rõ âm mưu bá quyền bành trướng của Bắc Kinh, lấy thịt đè người, lấy sức mạnh quân sự đe nẹt các nước yếu, đó là chuyện muôn thuở của các thời kỳ: Hán, Mông, Nguyên, Thanh…. Thế nhưng, không chỉ vừa ăn cướp mà Bắc Kinh còn ra mặt đe doạ Việt Nam. Điều này thật nực cười!

Vừa ăn cướp vừa la làng

Một ngày sau khi Bộ Ngoại Giao Mỹ ra tuyên bố bác bỏ tuyên bố chủ quyền 9 đoạn nối lại giống hình “Lưỡi bò” trên Biển Đông, Bắc Kinh cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng tải 3 bài bình luận khác nhau. Qua đó, đều ngang ngược cho rằng cái tuyên bố chủ quyền “Lưỡi bò” đó hoàn toàn đúng với Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS), lại còn có cả “quyền lịch sử” trong khi bị Tòa Trọng Tài Quốc Tế ngày 12/7/2016 bác bỏ.

Trong những bài này, Hoàn Cầu Thời Báo la lối Mỹ là kẻ khuấy động mạnh nhất ở khu vực, là “mối đe dọa nghiêm trọng nhất” cho ổn định trên Biển Đông. Bài viết dỗ dành các nước ASEAN, cho là không tin ASEAN chịu làm con chốt thí cho các mưu toan của Mỹ và đồng thời sẽ không để nước nào “làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc”.

Các bài viết vừa kể trên của tờ Hoàn Cầu Thời Báo (HCTB) đe dọa các nước ASEAN chỉ một ngày sau khi tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Hà Nội phổ biến lại bài viết trên facebook của Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo, đe nẹt Việt Nam “đừng làm con cờ cho Mỹ” chống lại Trung Quốc.

Bắc Kinh cho tòa đại sứ tại Hà Nội công khai đe nẹt “đồng chí anh em” với những lời lẽ như thế chứng tỏ mối quan hệ giữa hai bên không có gì gọi là “hữu hảo” trong lúc này. Và nực cười khi  Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, cướp một số bãi cạn tại quần đảo Trường Sa năm 1988, cướp bãi cạn Scarborough từ năm 2012. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo lại khoe rằng Bắc Kinh đã “tự kềm chế không chiếm hết tất cả các đảo mà các nước khác trấn giữ.”

Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua, Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ “đường lưỡi bò”. Thực hiện đúng ý đồ bành trướng, Trung quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Do vậy, nước ta không thể đàm phán song phương với Trung quốc được sẽ là bất lợi, vì Trung quốc không theo luật pháp quốc tế để đàm phán.

William Pesek, cây bút bình luận của Bloomberg, nhận định trên tờ Jakarta Globe: “Không thể hóa giải vấn đề bằng đàm phán song phương bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ sòng phẳng ở cấp độ này, nhất là khi có sức mạnh kinh tế và quân sự trong tay”. Các vấn đề tranh chấp thường tác động tới cả một khu vực rộng lớn liên quan đến nhiều nước, do đó cần tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để tìm ra cách cách thức giải quyết tranh chấp là tốt nhất. Nếu các quốc gia Đông Nam Á cùng hợp tác để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông hi vọng sẽ có một bước chuyển biến.

Nực cười chuyện đe doạ Việt Nam và ASEAN đừng hùa theo Mỹ

Từ xưa đến nay Trung quốc nói một đằng làm một nẻo, khi ngoại giao thì nói là tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng khi thực hiện thì hành động ngược lại xua tàu đánh cá và tàu hải giám vào các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác. Gặp phải nước mạnh như Nga có những biện pháp kiên quyết cần thiết, bắt tạm giữ tàu và người vi phạm đưa ra khởi tố xét xử theo luật pháp của nước sở tại thì Trung quốc nhún nhường, còn các nước yếu hơn mình thì hùng hổ cho rằng các nước vi phạm chủ quyền. Nếu Trung quốc vẫn cố tình không tôn trọng luật pháp, để từng bước giải quyết tranh chấp vùng biển đông, hai nước Việt Nam và Philippines nên cùng đưa ra Toà án quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp vùng biển đông của hai nước, ranh giới xác định cụ thể để được luật pháp quốc tế công nhận. Sau khi được Tòa án quốc tế về luật biển phán quyết, thì đây cũng là cơ sở pháp lý để sau này giải quyết tranh chấp vùng Biển Đông với Trung quốc.

Với hàng lọat những họat động quân sự chuẩn bị, những tuyên bố chính trị mang bản chất chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít đặc sắc Trung Quốc vốn không được bất kỳ quốc gia nào ủng hộ. Hống hách, ngang ngược đe dọa Việt Nam và Philippines để chiếm đọat những gì vốn không thuộc về mình của Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại nhục nhã.

Riêng đối với Việt Nam, từ lịch sử cho tới hiện tại, các hành động bỉ ổi về chính trị – quân sự của Trung Quốc đều nhận được những bài học đích đáng. Hiện nay, tòan dân tộc hướng về Hòang Sa – Trường Sa, hành động vì Hòang Sa – Trường Sa tập trung nhân lực, vật lực để bảo vệ hòa bình. Thử thách trên Biển Đông, một lần nữa lại khặng định trí tuệ, sức mạnh Việt Nam tỏa sáng trên vũ đài chính trị – quân sự thế giới.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều