130115
topics
480537

Nông dân Hà Nội: ‘Chúng tôi cũng cần giải cứu’

Trần Anh 27/02/2021 10:56

Giá xuống thấp kỷ lục, khó tìm đầu ra, hàng chục tấn rau, củ đến kỳ thu hoạch của người dân Hà Nội phải nhổ bỏ vứt la liệt đầy đường.

Chiều 25/2, trời Hà Nội âm u như chính tâm trạng của nhiều người nông dân thôn Đông Cao, xã Tiến Thắng (Mê Linh) lúc này. Giữa cánh đồng, vợ chồng anh Lương Xuân Văn (37 tuổi) đang tự tay nhổ bỏ 3 sào củ cải trắng quá lứa thu hoạch không có ai hỏi mua.

Hơn 70 ngày ròng rã chăm sóc, vợ chồng anh Văn vô cùng xót xa khi phải vứt bỏ công sức của mình bấy lâu nay. “Hải Dương cần giải cứu nhưng chúng tôi cũng cần”, vợ anh Văn buồn bã.

“500 đồng/kg cũng không ai mua”Nhìn 3 sào củ cải trắng mơn mởn nằm im trên mặt ruộng, nhớ lại giờ này năm trước, hai vợ chồng chị cũng tất bật nhổ củ cải nhưng không phải là vứt đi mà là chuyển cho thương lái.

Chị ngậm ngùi: “Đầu tư 3 triệu đồng/sào, chưa kể công sức, điện nước hàng tháng trời, bây giờ không nhổ bỏ đi thì biết làm thế nào. Mọi năm giá 4.000-7.000 đồng/kg nhưng năm nay 500 đồng/kg vẫn không có ai mua”.

Tay bới đống củ cải trắng đã quá lứa, chị nhẩm tính khoảng 45 ngày là đến kỳ thu hoạch 2 sào củ cải nữa, cứ tình hình này gia đình chị lại trắng tay.

Giá xuống thấp kỷ lục, khó tìm đầu ra, hàng chục tấn rau, củ đến kỳ thu hoạch của người dân Hà Nội phải nhổ bỏ vứt la liệt đầy đường.
Giá xuống thấp kỷ lục, khó tìm đầu ra, hàng chục tấn rau, củ đến kỳ thu hoạch của người dân Hà Nội phải nhổ bỏ vứt la liệt đầy đường.
Giá xuống thấp kỷ lục, khó tìm đầu ra, hàng chục tấn rau, củ đến kỳ thu hoạch của người dân Hà Nội phải nhổ bỏ vứt la liệt đầy đường.
Giá xuống thấp kỷ lục, khó tìm đầu ra, hàng chục tấn rau, củ đến kỳ thu hoạch của người dân Hà Nội phải nhổ bỏ vứt la liệt đầy đường.

Thực tế, không chỉ riêng 3 sào củ cải của vợ chồng anh Văn mà khắp cánh đồng thôn Đông Cao những ngày này là những luống củ cải, rau đông du đã rất già; những luống cà chua chín thối. Trên thửa ruộng một sào trồng rau cải đông du, chị Nguyễn Thị Hà cho biết, ngày trước, giá rau dao động 5.000-7.000 đồng/kg. Nhưng từ trước Tết đến nay, giá chỉ còn 1.000 đồng/kg.

Chỉ tay sang sào rau đã già, héo úa bên cạnh, chị Hà nói: “Tôi tranh thủ vớt vát được đồng nào hay đồng đó chứ như sào này người ta bỏ hết không thèm thu hoạch”.

Cách đó không xa, bà Mỳ, 67 tuổi đang tất bật thu hoạch rau cải ngồng: “May mắn hơn củ cải, cà chua, rau cải ngồng vẫn có người mua”. Theo bà Mỳ, dịch bệnh phức tạp, nhiều hàng quán đóng cửa nên cải ngồng phải giảm giá còn 3.000-4.000 đồng/bó mới mong có khách mua.

Gia đình bà Mỳ đầu tư 2 triệu đồng ban đầu cho mỗi sào rau cải, sau hơn một tháng thu hoạch được 8 tạ. Với giá bán hiện tại thì còn dư được khoảng 1 triệu đồng, coi như lấy công làm lãi.

“Thời điểm này các năm trước, chúng tôi làm không hết việc nhưng năm nay số lượng thu mua giảm hẳn. Học sinh nghỉ, người dân ngại đi chợ, mang rau từ quê lên Hà Nội sử dụng nên giá rau bị giảm mạnh”, bà Mỳ nói.

Làm nông nghiệp như vợ chồng anh Văn, bà Mỳ, chị Hà, cũng giống như một canh bạc, chỉ biết số tiền mình đặt cược, chứ không thể biết trước sẽ thắng, hòa, hay lỗ. Một vụ cà chua, rau cải ngồng, củ cải trắng suôn sẻ từ đầu đến cuối, được mùa, được giá, họ có thể lãi vài ba triệu đồng nhưng nay coi như đổ sông đổ bể.

Còn tồn khoảng 500-600 tấn cần hỗ trợ Dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Tại Hà Nội những ngày sau Tết đường phố vắng vẻ, nhiều hàng quán, trường học phải đóng cửa, sức mua giảm khiến mạng lưới cung ứng thực phẩm đột ngột đứt gãy, ảnh hưởng lớn đến thu nhập người trồng rau.

giai cuu nong san Ha Noi anh 3
giai cuu nong san Ha Noi anh 4
giai cuu nong san Ha Noi anh 5
Xã Tiến Thắng (Mê Linh, Hà Nội) còn tồn khoảng 500-600 tấn nông sản cần được hỗ trợ.
Xã Tiến Thắng (Mê Linh, Hà Nội) còn tồn khoảng 500-600 tấn nông sản cần được hỗ trợ.

Nhiều người dân cho biết họ đang chuẩn bị cho việc cải tạo đất để bước vào vụ củ cải trắng mới. Một số người khác cho hay, giá rớt thảm sau Tết ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý sản xuất, một số gia đình có ý định để đất trống hoặc trồng hoa màu khác.

Anh Nguyễn Long, chuyên nhập rau củ cung cấp cho các chợ trong Hà Nội cho biết: “Thời điểm này tất cả loại rau đều rẻ chứ không riêng gì củ cải trắng. Hàng quán, trường học đóng cửa, rau, củ biết nhập cho ai”.

Trao đổi với Zing, ông Đàm Văn Đua, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đông Cao, xã Tráng Việt cho biết hiện nay có khoảng 500-600 tấn nông sản tồn đọng không thể tiêu thụ, trong đó lượng củ cải đang bị tồn đọng nhiều nhất, khoảng hơn 200 tấn và một số các rau màu khác.

Ông Đua đánh giá lượng tồn đọng nông sản tại đây đang ở mức cao nhất thành phố. “Trong 4 ngày vừa qua, khoảng 60 tấn nông sản đã được ban ngành đoàn thể hỗ trợ, thu mua. Hiện chúng tôi đang tích cực hỗ trợ tìm đầu ra cho bà con nông dân”, ông nói.

Theo ông Đua, hàng năm giá nông sản tại đây giảm sâu nhưng vẫn tiêu thụ được, tuy nhiên năm nay người dân không thể bán được do dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều thương lái không thu mua. “Hiện, lượng nông sản tồn đọng còn nhiều, chúng tôi rất mong muốn nhân dân và các cơ quan, đoàn thể chung tay giúp đỡ bà con số nông sản đang bị tồn đọng hiện nay”, anh Đua nói.

Thanh Thương/ZN

Đọc nhiều