Nỗi đau mang tên “Đồng Tâm”

10/01/2020 10:14

Chiều nay, lớp cao cấp lý luận chính trị của mình bước vào giờ học với tâm trạng cực kỳ nặng nề, đau xót. Trước đó, tin buổi trưa từ Đồng Tâm bay về khiến tất cả bàng hoàng: Trong số 3 cán bộ công an hy sinh có Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, một thành viên của lớp. Anh Thịnh mọi ngày ngồi ngay sau bàn mình. Vừa học được một đợt mười ngày nên nhiều anh em trong lớp còn chưa biết mặt nhau. Đợt học mới này anh xin nghỉ để đi làm nhiệm vụ. Và rồi anh không bao giờ quay lại nữa. Tất cả đều cảm thấy đau đớn vì sự ra đi của người đồng đội, đồng môn.

Tại sao thế, Đồng Tâm ?

Đâu đó hôm nay trên mạng một số người cố tình dùng cụm từ “ công an xung đột với dân”. Xin thưa, dùng từ DÂN ở đây hoặc là cố tình bôi nhọ sự thật hoặc là dốt. DÂN – theo mình là một phạm trù mà ở đó bao hàm cả tư cách CÔNG DÂN. Nghĩa là bên cạnh hưởng quyền lợi riêng tư thì phải biết hy sinh những thứ thuộc về mình khi Tổ quốc cần. ( Cái này trong chống Mỹ là rõ nhất, với phong trào “ xe chưa qua, nhà không tiếc”). Những kẻ vừa gây ra chuyện đau lòng ở Đồng Tâm ko thể gọi là DÂN được. Mà đơn giản, chúng là thứ tội phạm cực kỳ manh động, hung hãn, cần phải nghiêm trị để răn đe kẻ khác.

Đồng Tâm ko phải là câu chuyện mới. Mấy năm trước nó đã gây ồn ào. Thanh tra Hà Nội, rồi Chính phủ đã kết luận đất bị lấn chiếm là đất quy hoạch quốc phòng từ mấy chục năm nay. Một số người lấn chiếm, canh tác rồi mặc nhiên coi đó là của mình. Đến khi Nhà nước thu hồi để sử dụng thì họ khiếu kiện, gây rối biến vùng quê có cái tên rất ý nghĩa này thành điểm nóng. Đáng chê trách hơn nhiều kẻ trong số này ko có đất ở Đồng Sênh, nghĩa là chả liên quan gì nhưng vẫn cố tình tham gia gây rối, tấn công lực lượng chức năng…

Vậy thì gọi chúng là gì ? Và cả những kẻ đang giật dây, hà hơi tiếp sức cho chúng nữa ? Nếu bảo là GIẶC thì cũng không sai !

Đồng Tâm cũng cho thấy con người ta một khi đã để lòng tham chế ngự, biến thành nô lệ của nó thì sẽ trở nên mù quáng và cực nguy hiểm!

Hôm nay vợ một chiến sĩ trẻ hy sinh ở Đồng Tâm viết trên trang cá nhân, đại ý : Trong mấy ngàn người, chồng ơi, sao lại là anh ?

Người chiến sĩ trẻ sinh năm 1992, người bố của đứa con chưa tròn 1 năm tuổi sẽ không bao giờ có thể trả lời câu hỏi ấy của vợ…

Nhưng làm gì để không xảy ra những chuyện như ở Đồng Tâm thì câu hỏi mà cả xã hội cần trả lời.

Chỗ ngồi của anh Thịnh trong lớp mình có lẽ sẽ để trống cho đến hết khoá học. Chỉ đến hết khoá học rồi sẽ hết. Nhưng khoảng trống mà a để lại trong lòng gia đình, vợ con anh thì mãi mãi không bù đắp được. .. Mãi mãi…

Cả với những người thân của các chiến sĩ ca hy sinh trong thời bình cũng vậy…

Viết đến đây chợt nhớ trong một cuộc phỏng vấn nào đó, vợ một đồng chí cảnh sát phòng chống ma tuý : Mỗi lần chồng e ra khỏi nhà là e lo thắt lòng cho đến khi a ấy về…
Sáng nay, có 3 người đã ko trở về. Để nỗi lo biến thành nỗi đau.

Tại sao vậy, Đồng Tâm ?

Tags :
Đọc nhiều