Nikkei: GDP quý 3 của Việt Nam tăng trưởng 2,6% nhờ xuất khẩu tăng

02/10/2020 10:57

Ngày 29/9/2020 trên trang NIKKEI của Nhật Bản đã đăng tải bài viết “GDP quý 3 của Việt Nam tăng trưởng 2,6% nhờ xuất khẩu tăng của Tomoya Onishi phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tờ báo này đặc biệt nhấn mạnh “Xuất khẩu máy tính PC và xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ giúp Việt Nam tạo ra nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á”

Tổng sản phẩm quốc nội thực tế của Việt Nam đã tăng 2,62% trong quý 3, tăng 0,39% sơ với quý trước cùng kỳ năm trước. Việc tăng này được thúc đẩy bởi việc xuất khẩu tăng mạnh máy tính cá nhân do nhu cầu máy tính tăng bởi người lao động cũng như sinh viên trên toàn thế giới chuyển sang làm việc và học trực tuyến.

Xuất khẩu thép và các sản phẩm công nghiệp chủ chốt khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp hạn chế do đại dịch cũng góp phần tác động vào tăng trưởng. Ngoài ra, chi tiêu tài khóa, giải ngân tích cực cũng đang hỗ trợ nền kinh tế.

Trong quý 3, xuất khẩu tăng 11%, đạt 80 tỷ USD. Sự sụt giảm các lô hàng điện thoại di động, linh kiện máy móc và hàng may mặc được bù đắp bởi nhu cầu về máy tính cá nhân tăng cao. Xuất khẩu máy tính cá nhân và các sản phẩm liên quan tăng hơn 20%.

Các lô hàng thép xuất sang Trung Quốc tăng trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới đang tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng.

Xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 của Việt Nam sang Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng 12,7%, đạt 54,8 tỷ USD.

lap-rap-linh-kien-dien-tu-nhat-ban

Trong khi đó, đầu tư công trong 9 tháng tăng 33,3% lên 300 nghìn tỷ đồng (12,9 tỷ USD). Chính phủ đang tạo việc làm bằng cách chi tiền để đầu tư xây dựng cải thiện đường bộ, đường sắt và các cơ sở hạ tầng khác. Đây là mức đầu tư công đâng ở mức cao nhất trong 5 năm.

Về mặt tiêu cực, số vốn đầu tư trực tiếp của các công ty nước ngoài được chấp thuận từ tháng 1 đến tháng 9 là 21,2 tỷ USD, đã giảm 19% so với năm trước.

Bộ GTVT khởi công 3 thành phần dự án cao tốc Bắc Nam được đầu tư theo hình thức đầu tư công

Ngành du lịch, vốn chiếm dưới 10% GDP, cũng trong tình trạng ế ẩm. Khách du lịch nước ngoài đã ngừng nhập cảnh vào tháng 3 và không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ được phép trở lại trong thời điểm hiện tại.

Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức đại hội vào tháng Giêng năm tới, khi đó Đảng sẽ xác nhận đội ngũ lãnh đạo mới và chiến lược tăng trưởng kinh tế trong 5 năm tới. Việt Nam đang cố gắng duy trì con đường tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư công và các biện pháp khác vì Việt Nam duy trì các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch chặt chẽ hơn so với các nước láng giềng.

Đầu tháng này, chính phủ Việt Nam đã được thúc giục giảm một nửa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay xuống 2% đến 2,5%. Vào tháng 5, chính phủ đã cam kết sẽ tăng trưởng kinh tế trên 5%, nhưng đó là trước khi đợt lây nhiễm bùng phát thứ hai xảy ra vào tháng Bảy.

Ngân hàng Phát triển Châu Á đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho năm 2020 là 1,8%. Nhờ thành công của đất nước trong việc ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nền kinh tế Việt Nam đang ở vị trí không chỉ duy trì tăng trưởng GDP dương mà còn đánh dấu mức tăng trưởng lớn hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác.

Gareth Leather, chuyên gia kinh tế cao cấp về châu Á tại Capital Economics, cho biết: “Xuất khẩu tăng vọt sang Mỹ, cắt giảm lãi suất mạnh mẽ của ngân hàng trung ương và thành công của chính phủ trong việc ngăn chặn đại dịch là tất cả các yếu tố đằng sau sự thành công của Việt Nam”.

Đọc nhiều