420
category
409890

Nikkei Asian Review: Châu Á chào đón sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông bằng cả hy vọng và ngờ vực

Bảo Trâm 15/07/2020 11:00

Chính phủ Hoa Kỳ đã khẳng khái tuyên bố rõ lập trường của mình tại Biển Đông khi từ chối tất cả các yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại khu vực này, với một cảnh báo chính thức rằng Mỹ sẽ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc nếu tiếp tục vượt quyền.

Bằng cách tuyên bố” chủ quyền không thể chối cãi “đối với một khu vực rộng lớn hơn tại Địa Trung Hải và chà đạp lên quyền lợi của các quốc gia khác, Trung Quốc đang đe dọa lên trật tự hiện tại đã mang lại cho châu Á nhiều thập kỷ thịnh vượng“, David Stilwell, trợ lý bộ trưởng ngoại giao của Cục Đông Á nói.

Đặc biệt, thời điểm này là mốc đánh dấu kỷ niệm lần thứ tư phán quyết của tòa trọng tài năm 2016 tại Hague đứng về phía Philippines và bác bỏ các yêu sách hàng hải “đường chín đoạn” của Bắc Kinh.

Mỹ điều thêm oanh tạc cơ B-52 tập trận với 2 tàu sân bay ở biển Đông nhằm phô trương sức mạnh trước Trung Quốc

Ông Stilwell nói thêm rằng: “Thế giới không thể và sẽ không bao giờ cho phép Trung Quốc chiếm lấy Biển Đông, biến Trung Quốc trở thành đế chế hàng hải.”

Hầu hết các quốc gia Châu Á đều hoan nghênh động thái “thể hiện quan điểm rõ ràng” từ phía Mỹ.

Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Toshimitsu Motegi nói với các phóng viên sau cuộc họp nội các rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo cho thấy “cam kết không thể lay chuyển của Mỹ đối với hòa bình và ổn định khu vực. Đây là động thái rất đáng trân trọng!

Các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đều bày tỏ lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sau hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng trước. Giờ đây hầu hết các quốc gia trong hiệp hội đều hoan nghênh tuyên bố này của Mỹ.

Khi quan hệ Mỹ – Trung xấu đi trong năm nay, Mỹ đã tăng dần tần suất hoạt động trên biển Đông

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với lập trường của cộng đồng quốc tế rằng cần có một trật tự dựa trên luật lệ rõ ràng ở Biển Đông“, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói.

Đó là vì lợi ích tốt nhất cho sự hòa bình ổn định khu vực, Trung Quốc nên thực hiện lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc nên tuân theo luật pháp quốc tế và tôn trọng các thỏa thuận quốc tế hiện có“, ông nói thêm.

Tại Đài Loan, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Joanne Ou nói với các phóng viên rằng: “Đài Loan luôn luôn phản đối bất kỳ nỗ lực nào của một quốc gia yêu sách sử dụng sự đe dọa hoặc ép buộc để giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, sự hoài nghi và ngờ vực đối với các nước Châu Á vẫn còn tồn tại. Hầu hết đều cho rằng “Mỹ cũng đang mang một âm mưu khác”.

Taylor Fravel, giáo sư khoa học chính trị và giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết “Các quốc gia Đông Nam Á không hề muốn lựa chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc. Họ chỉ mong muốn khẳng định các yêu sách và quyền tài phán trên biển của mình tại Biển Đông.

Tuyên bố có thể tạo ra một kỳ vọng đối với một số quốc gia rằng Mỹ có thể thực hiện các hành động để bảo vệ tuyên bố của họ, ngăn cho Trung Quốc làm càn tại khu vực này“, ông nói.

Tại Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian gọi tuyên bố của ông Mike Pompeo là “một hành động vô trách nhiệm”.

Lực lượng Tác chiến Tàu sân bay Nimitz gồm tàu sân bay USS Nimitz và Nhóm Tác chiến Tàu sân bay USS Ronald Reagan hiện diện ở Biển Đông ngày 6-7.

Ông đưa ra lập luận rằng Trung Quốc đã chính thức công bố đường chín đoạn đánh dấu các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc vào năm 1948, trái ngược với khẳng định của ông Pompeo rằng nó đã được công bố vào năm 2009, Zhao nói rằng đất nước của ông “đã thực thi quyền tài phán đối với các đảo, rạn và vùng biển có liên quan ở Biển Đông từ cả ngàn năm trước.”

Nhưng sự thật là mọi thứ đều chỉ là lời nói một chiều của Trung Quốc, bản đồ chủ quyền cũng do Trung Quốc tự tạo trong khi không quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Nikkei Asian Review)

Đọc nhiều