3
category
567853

Những tiếng nói lạc điệu về buổi lễ tưởng niệm đồng bào đã mất vì Covid-19

Đặng Trường 23/11/2021 10:06

Vừa qua, lễ tưởng niệm đồng bào mất trong đại dịch Covid-19 đã diễn ra vô cùng trang nghiêm tại điểm cầu chính là hội trường Thống Nhất. Cả nước gần như cùng lắng lòng thời khắc thiêng liêng tưởng nhớ này. Thế nhưng, trên trang cá nhân của Nguyên Tống, Nguyen Dinh Trong, Nguyen Son, Nguyễn Đình Bổn vẫn thốt ra những tiếng nói lạc giọng về tên của buổi lễ tượng niệm.

Những giây phút mặc niệm những người đã qua đời vì Covid-19.

Dịch bệnh chưa có tiền lệ, lây lan nhanh, cực kỳ nguy hiểm, đã có hơn 1 triệu người nhiễm Covid-19, cướp đi sinh mạng của hơn 23.000 đồng bào. Nỗi đau đến tột cùng khi nhiều người đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có người thân ở bên cạnh, không có một lời trăn trối. Nhiều gia đình có 2-3 người tử vong. Có những gia đình mất đi gần hết thành viên, có những đứa trẻ mất cả ba lẫn mẹ, có những em bé mới vừa sinh ra không được nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ. “Khủng khiếp” là từ mà bất cứ ai cũng cảm nhận được.

Khi chúng ta bắt đầu thích nghi, bước vào cuộc sống bình thường mới thì cũng là lúc chúng ta cần lắng đọng để tưởng nhớ, bày tỏ niềm tiếc thương với những người đã mất, nhắc nhớ về một cuộc chiến đấu với dịch bệnh đầy cam go. Buổi lễ tưởng niệm mang ý nghĩa chia sẻ, động viên trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân. Là nơi để chúng ta lan tỏa tình người với nhau, đồng thời tiếp tục động viên tinh thần các lực lượng tuyến đầu và nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong tham gia phòng, chống dịch Covid-19.

Những hình ảnh mất mát, đau thương không kìm được xúc động.

Thế nhưng, Nguyên Tống, Nguyen Dinh Trong, Nguyen Son, Nguyễn Đình Bổn “bới móc” cách dùng từ trong câu “Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19” để lèo lái người đọc nghĩ rằng “chính quyền coi trọng tính mạng của cán bộ chiến sĩ hơn dân thường, không công bằng trong việc sử dụng từ ngữ khi nói về những người đã mất vì dịch Covid-19 ở TPHCM”.

Thử hỏi nếu chính quyền không lưu tâm, không coi trọng thì sao họ đặt từ “đồng bào” lên đầu tiên trong dòng tên buổi lễ? “Đồng bào” là danh từ gói gọi tất cả người dân, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp, già trẻ,… đã mất vì Covid-19. Tên buổi lễ tưởng niệm còn có thêm “cán bộ, chiến sỹ hy sinh” cũng chỉ là để người dân hiểu rõ, buổi lễ tưởng niệm những người mất vì làm nhiệm vụ. Huống hồ, khi dịch bệnh phức tạp, khi các chiến sỹ hy sinh cũng không được tổ chức một buổi tang lễ trang nghiêm.

Những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng.

Nếu là một người có tâm, đáng lý ra, họ phải nhìn thấy rõ hình ảnh hàng trăm người dân kính cẩn, nghiêng mình cầm những ngọn nến trong đêm để tưởng nhớ, tiếc thương đồng bào không may mắn ra đi. Chưa hết, còn có hàng triệu người dân trên cả nước đổi avatar hướng về buổi niệm. Thay vì cần để tâm ý nghĩa của buổi lễ tưởng niệm thì họ lại đi soi mói từng câu chữ rất vô duyên, vô nhân tính hòng chia rẽ lòng dân.

Có những người luôn nói ra những điều hay mà ai cũng khắc cốt ghi tâm nhưng cũng có những con người nói ra câu nào là lạc điệu câu đó. Nguyên Tống, Nguyen Dinh Trong, Nguyen Son, Nguyễn Đình Bổn không chỉ lạc điệu mà họ chưa bao giờ đúng về phía nhân dân để cùng nhìn một hướng cả. Với động cơ chính trị đen tối thì tất cả những gì họ có chỉ là luận điệu hằn học, công kích, đi ngược với lợi ích của người dân mà thôi.

Đặng Trường 

Tags :
Đọc nhiều