Những gì diễn ra bên trong căn phòng điều trị Covid-19: Xin nói ngắn gọn đó là TÌNH NGƯỜI
Vừa qua, cộng đồng mạng đã chia sẻ clip phỏng vấn một bệnh nhân người Mỹ gốc Việt nhiễm virus Corona và đã được điều trị khỏi tại Việt Nam. Lần đầu tiên những sự việc diễn ra bên trong phòng điều trị dịch bệnh Covid-19 đã được bệnh nhân này tiết lộ.
Ông Tạ Hoa Kiên là một Việt kiều Mỹ bị nhiễm bệnh viêm phổi cấp Covid-19 do quá cảnh tại sân bay Vũ Hán trước khi về Việt Nam ăn Tết. Ông đã được Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới ở TP.HCM chữa trị thành công, sức khỏe phục hồi. 24 giờ sau khi xuất viện, ông Kiên đã có những phút trải lòng với truyền thông báo chí về quãng thời gian cùng các y bác sỹ chiến đấu với virus Corona. Sau đây Cánh Cò xin trích dẫn nguyên văn lời của ông Tạ Hoa Kiên như sau:
“Trước đó tôi bị ho rất nhiều nên đã đi bệnh viện Tai-Mũi-Họng khám và lấy thuốc uống nhưng không khỏi. Khi xuất hiệu triệu chứng ho liên tục, sắc mặt xanh xao, nhân viên khách sạn đã gọi xe cấp cứu đưa tôi vào bênh viện Nhiệt đới. Tôi được nằm điều trị cách ly nghiêm ngặt trong phòng áp lực âm khoảng 8 ngày, bên ngoài phòng được khử trùng sau đó được chuyển sang phòng cách ly bình thường. Trước áp lực hoàn cảnh dịch bệnh và tâm lý, tinh thần của tôi có sa sút. Tuy nhiên, các y bác sĩ của bệnh viện Nhiệt đới đã chăm sóc tôi rất chu đáo, ân cần và tỉ mỉ. Sáng chiều, có nhân viên đến kiểm tra sức khỏe, hằng ngày có bác sĩ gọi điện đến phòng cách lý động viên, an ủi.
8 ngày điều trì, tôi được truyền nước biển 4 lần/ngày, đo nhịp tim, xét nghiệm máu 2 ngày . Nhân viên y tế mặc đồ chống nhiễm, từ Trưởng khoa, Phó khoa, điều dưỡng, nhân viên làm vệ sinh đều rất ân cần, không có một ai có thái độ xa lánh, kỳ thị gì cả. Họ nói những lời an ủi, động viên và cho tôi liên lạc với người nhà bên Mỹ. Những ngày nằm cách ly, dinh dưỡng luôn được đảm bảo. Tôi hoàn toàn không tốn một đồng bạc nào. Tôi đòi mua trái cây, đòi ăn trái cam, thanh long, sữa, ăn bánh cũng không tốn tiền, thậm chí ngày tôi ra viện trở về khách sạn, họ gọi taxi cho tôi và cũng chi trả toàn bộ. Nói chung là hoàn toàn miễn phí”.
Ông Tạ Hoa Kiên là Việt kiều Mỹ, dù dòng máu đang chảy trong người ông là dòng máu Việt nhưng xét trên phương diện pháp luật, ông là công dân Mỹ chứ không còn là công dân Việt Nam nữa. Mặc dù vậy nhưng khi ông về Việt Nam chơi Tết, không may mắn nhiễm virus Corona, ông vẫn được Việt Nam cưu mang, chữa trị tận tình không khác gì với công dân Việt Nam. Điều này không phải quốc gia nào cũng làm được.
Nhìn qua Chính phủ Nhật mà xem họ thu bao nhiêu tiền công dân muốn được sơ tán khỏi Vũ Hán. Nhìn qua đất nước “trọng nhân quyền” như Mỹ, nơi mà ông Tạ Hoa Kiên và gia đình đang định cư, xem họ đối xử như thế nào với chính công dân của nước mình. Cũng như Nhật, Mỹ cũng thu tiền, là 1.100 USD/công dân muốn sơ tán khỏi trung tâm dịch Vũ Hán. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì thôi cũng không buồn nói thêm nhưng Mỹ còn ra thông báo không vận chuyển sơ tán vợ/chồng, gia đình có thành viên người Trung Quốc ra khỏi Vũ Hán. Còn người Hàn Quốc thì biểu tình phản đối Chính phủ đưa 720 công dân họ về nước. Thêm Bangladesh hủy kế hoạch sơ tán công dân vì phi hành đoàn từ chối bay đến Trung Quốc. Còn Việt Nam, đất nước mà một số kẻ vẫn ngày đêm chế giễu “nghèo nàn”, đặt điều “vi phạm nhân quyền” thì sẵn sàng chữa trị miễn phí, cứu sống một người không phải là công dân nước mình và “không lấy một đồng bạc”. Có thể đất nước ta không có nhiều tiền bằng Mỹ, Nhật, Hàn Quốc nhưng tinh thần nhân đạo, trọng tình nghĩa, tương thân tương ái thì chúng ta có thừa.
Dịch bệnh Covid-19 đang bủa vây trên toàn cầu, có vô vàn những khó khăn, phức tạp nhưng Việt Nam vẫn đặt tính mạng và sức khỏe của con người lên hàng đầu, không phân biệt quốc tịch, đó là một điều đáng trân quý và ấm áp tình người biết bao nhiêu. Những kẻ như Phạm Minh Vũ, Giang Hòa Phan, Trần Thị Ái Liên,… thủ hỏi đã làm gì có ích cho người dân chưa mà ngồi đó gieo rắc nghi ngờ, hướng lái dư luận phủ nhận nỗ lực cứu chữa bệnh nhân của các y bác sĩ và Chính phủ nước ta?
Theo đó, ngày 14.1, ông Tạ Hoa Kiên (73 tuổi, quốc tịch Mỹ) bay từ Mỹ về Việt Nam trên chuyến bay ký hiệu 660 của hãng hàng không China Southern, được cho là ca nhiễm virus Corona thứ 7.
Ngày 15.1, ông Kiên quá cảnh tại sân bay của Vũ Hán, Trung Quốc trong vòng 2 tiếng.
Ngày 16.1, ông Kiên về tới sân bay Tân Sơn Nhất và di chuyển đến khách sạn tại Phường 5, Quận 3 cư trú.
Từ ngày 26.1, ông Kiên có biểu hiện ho nhiều, không sốt.
Đến chiều ngày 31.1, ông Kiên đã được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Tại đây ông Kiên được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị . Ông Kiên có tiền sử bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
Đặng Trường