425
category
73254

Nhiều cơ quan chủ quản muốn ôm quyền lực

23/07/2019 09:02

Nhiều trường đại học đang gặp khó khăn khi không thể bứt ra khỏi chiếc “vòng kim cô” của cơ quan chủ quản.

Video Đại học mở trường phổ thông, nhà đầu tư nào còn dám làm giáo dục? ​

Xem thêm video khác trên VNTube – Cánh Cò ▶

 

THEO DÕI CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

Tọa đàm trường phổ thông trong trường đại học – thực tiễn, pháp lý và chính sách

Nhiều cơ quan chủ quản muốn ôm quyền lực

Đại học mở trường phổ thông sẽ tạo bất bình đẳng cho nhà đầu tư làm giáo dục

Rủi ro pháp lý khi Đại học Quốc gia cho thu học phí cao gấp 40 lần quy định

Trường đại học tuyển sinh lớp 1, Luật Giáo dục đang thua lệ Sài Gòn?

Ai cho Đại học Giáo dục mở trường phổ thông, thu tiền gấp 40 lần trường công?

Đó là chia sẻ của nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục tại buổi tọa đàm khoa học: “Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” do Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (thuộc Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng Việt Nam) tổ chức tại Phú Yên ngày 21/7.

Cơ quan chủ quản: “chiếc vòng kim cô”

Tại hội thảo, câu chuyện về Trường Đại học Tôn Đức Thắng (thành phố Hồ Chí Minh) và cơ quan chủ quản của trường là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được các chuyên gia mang ra mổ xẻ, phân tích.

Giáo sư Trần Hồng Quân cho rằng, phải giải phóng các cơ sở đào tạo đại học để phát triển. Ảnh: TT

Tiến sĩ Lê Văn Út – Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết, từ thực tế của Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho thấy vẫn còn nhiều bất cập trong tự chủ đại học ở Việt Nam.

Trong đó, về phân cấp quản lý chưa có sự rõ ràng giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cơ quan chủ quản, Hội đồng trường. Điều này dẫn đến tình trạng trường đại học phải chịu cảnh “một cổ ba tròng” rất phổ biến hiện nay.

“Thực tế trong quá trình tự chủ, giao quyền cho Hội đồng trường nhưng Chủ tịch Hội đồng trường lại là một viên chức dưới quyền của Hiệu trưởng. Và có thể dẫn tới Hội đồng trường bị vô hiệu hóa.

Ngoài ra, còn sự can thiệp sâu và không khoa học của cơ quan chủ quản, và không loại trừ khả năng cơ quan chủ quản không am hiểu về đại học”, Tiến sĩ Út nói.

Theo đề xuất của Tiến sĩ Út thì Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cơ quan chủ quản cần thay đổi tư duy về sở hữu, quản trị và quản lý đối với đại học tự chủ, làm sao cho các đại học tự chủ có thể tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực (đội ngũ cơ sở vật chất, tài chính) để vận hành cho hiệu quả.

Nên để các đại học hoạt động đúng luật, đúng quy chế tổ cức và hoạt động được ban hành. Nên chăng chỉ có thể yêu cầu trách nhiệm giải trình khi cần thiết.

“Cần sớm loại bỏ cơ chế/tư duy ‘xin-cho’ đối với các đại học vì trách nhiệm phụng sự xã hội của các đại học cần được tôn trọng”, Tiến sĩ Út nói.

“Giải phóng” cho các cơ sở đào tạo

Theo Giáo sư Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đại học đang tồn tại nhiều bất cập.

Nhiều trường đại học gặp khó khăn bởi vì nhiều cơ quan chủ quản muốn ôm quyền lực của mình, can thiệp vào công việc của các trường. Đó không phải là chức năng của nhà quản lý.

“Sắp tới, phải giải phóng cho các cơ sở đào tạo, không để bị ràng buộc. Bên cạnh giải phóng thì cần có sự kiểm soát, chế tài hợp lý”.

Giáo sư Trần Hồng Quân dẫn câu chuyện về chiếc xe ô tô đang vận hành trên đường, không thể vừa nhấn ga vừa nhấn phanh được. Một khi đã chọn nhấn ga để tiến lên phía trước thì công năng của phanh chỉ là phòng hờ.

“Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo đang gặp phải tình trạng thanh tra, kiểm tra rất nhiều, quấy nhiễu hoạt động của các trường.

Nếu kiểm soát cơ sở giáo dục đại học theo kiểu đó là không được. Có một lãnh đạo cao cấp đã từng nói rằng, ‘cái gì chưa quản được thì chưa cho mở’.

Quan niệm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Người quản lý không thể lập ra một trật tự rồi ép mọi người vào trong đó để quản lý. Tư duy của người quản lý là để cho nó phát triển.

Có thể chúng ta phải chấp nhận một thời gian nào đó mất trật tự để phát triển rồi sắp xếp lại sau”, Giáo sư Trần Hồng Quân chia sẻ thêm.

(Theo Giáo Dục Việt Nam)

Đọc nhiều