Nhật Bản phát hiện tàu ngầm Trung Quốc hoạt động gần lãnh hải?

Hoài Nam 21/06/2020 19:34

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 20/6 cho biết một tàu ngầm nước ngoài đã đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải phía đông bắc đảo Amami Oshima, thuộc tỉnh Kagoshima, vào chiều 18/6.

Các tàu khu trục và máy bay tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (MSDF) đã theo dõi chiếc tàu ngầm này. Nó đã di chuyển về hướng tây bên ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải của đảo Yokoate, tỉnh Kagoshima vào sáng 20/6, Bộ Quốc phòng cho biết.

Tàu ngầm này đã đi qua một dải nước hẹp giữa chuỗi đảo Tokara của tỉnh Kagoshima và đảo Amami Oshima mà không nổi lên, Japan Times đưa tin.

Tàu này được cho là của Hải quân Trung Quốc, nhưng Bộ Quốc phòng Nhật Bản không xác nhận thông tin và từ chối cung cấp loại tàu vì có thể làm lộ khả năng phát hiện tàu của MSDF.

Theo luật quốc tế, tàu ngầm phải nổi lên và giương cờ quốc gia bên trong lãnh hải nước ngoài. Nhưng việc di chuyển dưới mặt nước không bị cấm trong vùng tiếp giáp lãnh hải.

Nhat Ban phat hien tau ngam Trung Quoc anh 1
Một máy bay chống ngầm và giám sát hàng hải P-3C Orion của MSDF mang theo tên lửa chống hạm Harpoon trong cuộc tập trận Rim of the Pacific (RIMPAC) ở Hawaii và California năm 2014. Ảnh: MSDF.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono đã ban hành các hướng dẫn thực hiện mọi nỗ lực để thu thập thông tin, cảnh giác và giám sát.

Máy bay tuần tra của căn cứ Kanoya ở Kagoshima và căn cứ Naha ở tỉnh Okinawa, cũng như tàu Ashigara Aegis của căn cứ Sasebo ở tỉnh Nagasaki và tàu sân bay trực thăng Kaga từ căn cứ Kure ở tỉnh Hiroshima cũng tham gia hoạt động này.

Tàu ngầm này “có thể đã thử nghiệm khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Nhật Bản và Mỹ”, một nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho biết.

Tháng 1/2018, Tokyo tuyên bố đã phát hiện một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này và gọi là Điếu Ngư.

Đó là lần đầu tiên Nhật Bản phát hiện tàu ngầm Trung Quốc ở khu vực tiếp giáp lãnh hải của quần đảo Senkaku. Sự kiện đã khiến Tokyo cảnh giác và phải khiếu nại điều này với Bắc Kinh.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng nước bên ngoài phạm vi 12 hải lý tính từ chủ quyền quốc gia và kéo dài cho đến 24 hải lý.

Theo luật quốc tế, tàu ngầm phải nổi lên và giương cờ quốc gia bên trong lãnh hải nước ngoài. Nhưng việc di chuyển dưới mặt nước không bị cấm trong vùng tiếp giáp lãnh hải.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản không cung cấp rõ thông tin về tàu ngầm như nó là loại gì, kích thước ra sao với lý do có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (MSDF).

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Taro Kono đã ra lệnh bằng mọi giá phải thu thập thông tin về tàu ngầm, tăng cường giám sát và hết sức cảnh giác.

Hoạt động giám sát tàu ngầm có sự tham gia của máy bay tuần tra cất cánh từ căn cứ Kanoya ở Kagoshima và căn cứ Naha ở Okinawa, tàu khu trục Aegis, Ashigara từ căn cứ Sasebo ở Nagasaki và tàu sân bay trực thăng Kaga từ căn cứ Kure, tỉnh Hiroshima.

“Tàu ngầm Trung Quốc có thể đang thử năng lực chống ngầm của Nhật Bản và Mỹ”, nguồn tin cho biết.

Tháng 1.2018, Tokyo phát hiện một tàu ngầm tấn công hạt nhân Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp Senkaku. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo, gọi là Điếu Ngư.

Ở thời điểm đó, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải ở quần đảo Senkaku. Tokyo đã gửi thông điệp phản đối đến Bắc Kinh.

Hoài Nam (t.h)

Đọc nhiều