15 doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam: Cú hích không phải từ thượng đế

25/07/2020 07:20

Việc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa công bố danh sách 30 doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của nước này, có nhà máy ở các nước Đông Nam Á, đủ điều kiện để nhận hỗ trợ chuyển dịch, mở rộng nhà máy.

Trong 30 doanh nghiệp đầu tiên được chọn trong vòng tài trợ di dời sang khu vực Đông Nam Á lần này, có đến 15 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế như găng tay, mặt nạ, áo choàng y tế, vải y tế, linh kiện động cơ. Các doanh nghiệp còn lại đến từ các nước Phillipines, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia…Có được sự lựa chọn của các doanh nghiệp Nhật quả không phải là điều dễ dàng, sự lựa chọn của các doanh nghiệp Nhật đối với Việt Nam là cả một sự khao khát của các nước khác trong nội khối ASEAN. Nhưng khách quan mà đánh giá, không phải tự nhiên mà Nhật có sự lựa chọn như vậy.

Thứ nhất, Việt Nam là nước phòng chống dịch COVID-19 tốt trên thế giới, điều này làm tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Sau dịch, Việt Nam được đánh giá cao về chỉ số công khai, minh bạch thông tin, điều này tạo cho doanh nghiệp niềm tin vào thông tin thị trường. Bên cạnh đó, sau dịch bệnh, vị thế điều hành của Chính phủ được nâng cao. Chưa bao giờ người dân có niềm tin vào sự điều hành của Chính phủ Việt Nam như hiện nay.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế quý I của Việt Nam cao vào nhất so với các nước trong khu vực. Trước đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp hơn so với Ấn Độ nhưng hiện tại tăng trưởng của Việt Nam đang cao hơn. So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam cũng có mức tăng trưởng cao nhất. Điều này cho thấy sức chống chọi của kinh tế Việt Nam trước khủng hoảng là rất tốt.

Thứ ba, xét về điều kiện bên ngoài, xu hướng toàn cầu hóa đang có hướng thay đổi sau dịch bệnh, đặc biệt nguy cơ về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVIPA), điều này mở ra cơ hội lớn cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU.

Nếu coi đó là một cú huých, thì cú huých đó là vectơ hợp lực của tất cả những cố gắng trong thời gian vừa qua của những lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, sự chung tay của toàn xã hội, sự quản lý điều hành sát sao của Nhà nước trong thực hiện mục tiêu “kép”, tạo mọi điều kiện thông thoáng để thu hút dòng chuyển dịch vốn đầu tư, và ở đó còn có cả nhu cầu khách quan từ phía các công ty của Nhật trong bối cảnh sắp xếp lại chuỗi sản xuất. Cú huých này do bàn tay và khối óc của con người tạo ra chứ không bao giờ đến từ thượng đế.

Phan Xi Phăng 

Đọc nhiều