130115
topics
374512

Nhân quyền ở phương Tây lộ rõ khoảng tối trong đại dịch Covid-19

18/03/2020 21:46

Mặc dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp với hàng nhưng có lẽ hầu hết người Việt cũng phần nào yên tâm và hài lòng với hàng loạt giải pháp phòng chống, ngăn chặn dịch của Chính phủ Việt Nam. Từ việc hỗ trợ đưa người dân Việt từ vùng dịch các nước trở về đến việc cách ly, chăm sóc, điều trị miễn phí trên tinh thần “không có ai bị bỏ lại phía sau” và “tính mạng và sức khỏe của người dân là trên hết”. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng mang lại niềm hạnh phúc cho người dân trong mùa dịch này.

Vượt qua 20.000 ca nhiễm Covid-19, Italy khẩn cấp kêu gọi viện trợ.

Tại tỉnh Bergamo (Ý), quan tài đã xếp kín trong hai nhà xác bệnh viện, một nhà xác nghĩa trang và giờ đây thậm chí còn được xếp vào bên trong một nhà thờ nghĩa trang. Mục cáo phó hàng ngày của tờ báo địa phương đã tăng từ hai, ba trang lên 10 trang, có lúc ghi đến 150 cái tên. Tổng biên tập tờ báo ví nó không khác gì “bản tin thời chiến”. Tốc độ lây lan dịch bệnh ở Italy đang ở mức cao nhất thế giới. Italy ngày 17/3 phát hiện thêm hơn 3.000 người nhiễm nCoV, nâng tổng ca nhiễm lên gần 28.000, số người chết tăng hơn hai lần trong chưa đầy một tuần, lên hơn 2.100. Theo sau Italya là Pháp, Mỹ, Anh, Iran với số lượng hơn 1000 ca nhiễm bệnh chỉ trong một ngày. Các bác sỹ buộc phải lựa chọn chữa trị cho những người trẻ tuổi có cơ hội sống cao hơn và tất nhiên người già bị bỏ lại phía sau.

Bức ảnh Elena Pagliarini – y tá tại tại Bệnh viện Cremona ở khu vực phía bắc Lombardy ngủ gục trên bàn phím trở thành biểu tượng của nhân viên y tế Italy trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Tại sao hệ thống y tế của các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới lại trở nên yếu ớt trong dịch bệnh Covid 19 như vậy, trong khi nước ta không giàu, cơ sở trang thiết bị y tế chưa hiện đại bằng các nước bạn nhưng vẫn đang ứng phó với dịch rất tốt. Đơn giản, vì hệ thống y tế của Mỹ và Châu Âu dù tiên tiến, hiện đại, nhưng nó gần như chỉ phục vụ cho những người có thu nhập cao. Việc hệ thống này tê liệt ngay từ khi bắt đầu tuyên chiến với dịch bệnh lây nhiễm hàng loạt là điều dễ hiểu. Trên thực tế, Mỹ luôn được đánh giá là sở hữu các bệnh viện và đội ngũ y bác sĩ chất lượng hàng đầu thế giới. Nhưng những người thu nhập thấp hoặc không có bảo hiểm y tế sẽ bị loại khỏi hệ thống y tế tiên tiến này. Theo số liệu của Chính phủ, năm 2018, có đến gần 27,5 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế. Con số này chưa tính đến khoảng 11 triệu người di cư không có giấy tờ hợp pháp nên không dám đến bệnh viện. Nếu không có bảo hiểm y tế, một bệnh nhân có thể tiêu tốn hàng trăm đến hàng nghìn USD cho mỗi lần khám bệnh. Theo thông tin được biết, nhiều người Mỹ có các triệu chứng bệnh cúm không dám đi xét nghiệm bởi họ không có bảo hiểm y tế hoặc sợ phải trả một khoản phí quá cao.

Gần đây, Trưởng cố vấn khoa học Chính phủ Anh, Ông Patrick Vallance đã cho chúng ta biết nhiều hơn về cụm từ “miễn dịch cộng đồng”. Cụm từ này chỉ tình trạng một cộng đồng được bảo vệ gián tiếp trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Miễn dịch cộng đồng xuất hiện khi một tỉ lệ lớn cộng đồng ấy đã trở nên miễn dịch với bệnh, từ đó họ trở thành “lá chắn sống” cho những người chưa bị nhiễm. Ông Patrick Vallancenói cần 60% (tức khoảng 40 triệu) người Anh bị nhiễm virus corona để có miễn dịch cộng đồng. Hiện số ca nhiễm ở Anh tăng nhanh lên gần 1.000 nhưng Chính phủ nước này tin rằng con số thực tế là 10.000 người. Quan điểm này đang gây tranh luận dữ dội bởi vì với cụm từ “miễn dịch cộng đồng” sẽ khiến rất nhiều người bước vào trò chơi sinh tử.

Sơ đồ giải thích hiệu quả của miễn dịch cộng đồng. Những người đã miễn dịch và khỏe mạnh (màu vàng) chiếm đa số trong cộng đồng sẽ giúp “ngăn cách” những người không miễn dịch và khỏe mạnh (màu xanh) và những người không miễn dịch và bị bệnh (màu đỏ). Vì những người màu vàng đã miễn dịch, họ sẽ không lây nhau, không lây cho các thành phần còn lại, đồng thời cũng là một “lá chắn sống” ngăn virus.

Dân số Việt Nam giờ khoảng gần 97 triệu người, nếu miễn dịch cộng đồng như Anh thì cần hơn 59 triệu người Việt nhiễm. Tỷ lệ chết tính ở mức thấp nhất là 0,2% thì tương ứng hơn 120.000 người. Vậy ai chấp nhận mình là một trong số những người sẽ chết để tạo miễn dịch cộng đồng? Và dùng sinh mạng con người để tạo miễn dịch có còn là nhân đạo nữa hay không? Tính nhân văn của y khoa đi đâu hết rồi? Chưa kể với hệ thống y tế có hạn, nếu cả cộng đồng bị nhiễm thì sẽ vỡ trận. Như Vũ Hán mới có hơn 80.000 người nhiễm đã vỡ trận, người trẻ hay y bác sĩ đều tử vong.

Nhìn sang phương Tây mới thấy mình may may làm sao, khi sinh ra là người Việt Nam. Nếu là người hiểu chuyện thì tin rằng tất cả đều ủng hộ chiến lược chống dịch của Nhà nước hiện nay. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố lựa chọn “hy sinh một phần lợi ích kinh tế để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân là trên hết”. Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi khi nguồn lực có hạn thì nên lựa chọn cái gì là quan trọng nhất. Chống dịch thành công sau đó sẽ lo chống nghèo còn nước đôi thì sẽ có nguy cơ thất bại lớn.

Những chuyến bay đưa đồng bào từ vùng dịch các nước trở về.

Đại dịch lần này mới thấy rõ quyền con người ở phương Tây được “đề cao” như thế nào. Không biết các anh chị xưa nay luôn ca tụng phương Tây là tự do là coi trọng nhân quyền có suy nghĩ gì về giải pháp chống dịch của phương Tây hiện nay?

Mỗi quốc gia có cách phòng chống dịch riêng, Việt Nam quyết liệt, chống dịch như chống giặc. Người dân được cái vô cùng đoàn kết. Những ngày này, toàn dân làm giám sát luôn, nhà nào có người đi nước ngoài về có khi chưa kịp khai báo hàng xóm đã báo cáo giúp. Trường hợp cách ly báo chí chưa kịp đăng, người dân đã cập nhật thông tin trên mạng xã hội để tránh. Tinh thần này thì virus nào không vượt qua nổi.

Hạ Trắng (TH)

Đọc nhiều