419
category
423455

Nhận diện và phản bác những luận điêu chống phá của các thế lực thù địch trước thềm Đại hội Đảng XIII (Phần 2)

Diệu Hương 24/08/2020 17:47

Những luận điệu chống phá cách mạng Việt Nam mà chúng ta nêu tại phần I bài viết “Nhận diện và phản bác những luận điêu chống phá của các thế lực thù địch trước thềm Đại hội Đảng XIII” đều không có cơ sở lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cũng nên nói rõ để không “thật, giả, vàng, thau lẫn lộn” những điều sau đây.

Một: về chủ nghĩa Mác – Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đây là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hóa nhân loại. Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới khỏi nô dịch và bóc lột, khỏi đói nghèo và tha hóa về nhiều mặt. Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin còn thể hiện là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến, mà đòi hỏi luôn được bổ sung, đổi mới, phát triển trong dòng chảy phát triển trí tuệ nhân loại. Thực tiễn đã chứng minh, chủ nghĩa Mác – Lênin có sức sống mãnh liệt trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, coi đây là cơ sở lý luận, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam để xây dựng, tổ chức và hoạt động của Đảng. Lịch sử đã chứng minh, nếu mơ hồ, dao động về hệ tư tưởng thì sẽ lúng túng trong hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, rối loạn trong tổ chức và tất yếu dẫn đến thất bại trong hành động. Đồng thời, vận dụng một cách giáo điều, máy móc, duy ý chí hoặc xa rời nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhất định sẽ phạm phải sai lầm, đội ngũ đảng chia rẽ, mất uy tín trước quần chúng và đưa cách mạng đến thất bại. Học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn nguồn thắng lợi, soi đường cách mạng Việt Nam, bao giờ nguyên lý khoa học, cách mạng, chân chính ấy, tinh thần, tư tưởng ấy vẫn còn son sắt trong tâm trí người Việt thì dân tộc Việt Nam còn là dân tộc bách chiến, bách thắng trên con đường cách mạng vô sản, độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Hai: về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của dân tộc Việt Nam.

Lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ XIX và gần nửa đầu thế kỷ XX, đất nước không được độc lập, nhân dân không được tự do, cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Trong điều kiện đó, Nguyễn Ái Quốc đã đưa lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, ánh sáng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, cách mạng vô sản về Việt Nam. Từ khi có Đảng, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nói như thế để thấy, con đường cách mạng vô sản tiến bộ là phù hợp vơi hoàn cảnh lịch sử cụ thể, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của dân tộc Việt Nam.

Ba: về công tác cán bộ của Đảng.

Đề cập về vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, V.I.Lênin đã khẳng định: “Nhiệm vụ tổ chức của chúng ta chính là ở chỗ tìm ra những nhà lãnh đạo và những nhà tổ chức trong quần chúng nhân dân, cách mạng muốn thành công thì phải coi trọng việc tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, vì cán bộ có ý nghĩa quyết định thành bại của cách mạng”. Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn khẳng định: “Cản bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Quan điểm, tư tưởng ấy của Người luôn được Đảng ta quán triệt, vận dụng linh hoạt khi tiến hành công tác cán bộ. Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn thực hiện nghiêm túc, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Nhờ đó, Đảng ta đã xây dựng được đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành, lớn mạnh. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đến thắng lợi chứ không có chuyện  “áo gấm đi đêm”, “thanh trừng bè phái”, “đấu đá nội bộ” hay vì “lợi ích nhóm”… như giọng điệu thâm hiểm mà các thế lực thù địch, phản động rêu rao.

Bốn: vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cầm quyền và dân chủ xã hội.

Trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc, nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Ngoài lợi ích của dân tộc, đất nước và nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác. Trên cơ sở đó, dân chủ là quyền làm chủ đất nước, xã hội và làm chủ bản thân mình một cách toàn vẹn. Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra một cách dân chủ, công khai và vì lợi ích của nhân dân. Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân lao động và được quyết định bởi chính nhân dân, là công cụ trong tay nhân dân, để nhân dân thực hiện quyền làm chủ một cách toàn diện và tự do, nhằm bảo vệ quyền làm chủ của chính mình và vì độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền của dân tộc khác. Do đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu cao cả, vừa là động lực căn bản và mạnh mẽ của sự phát triển xã hội và tiến bộ toàn diện không ngừng của nhân dân, đất nước với phẩm giá con người được thừa nhận một cách đầy đủ, tôn trọng và bảo vệ, cho rằng sự lãnh đạo duy nhất của Đảng ở Việt Nam dẫn đến mất dân chủ xã hội là sự quy kết hoàn toàn phiến diện, sai lệch.

Năm: về vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên phương diện lý luận, thực tiễn, phải nói rõ, những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong hơn 30 đổi mới đến nay mà nhân dân ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng là thành tựu của công cuộc đổi mới, thành tựu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ không phải là “kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa” như những luận điệu các thế lực thù địch dã tâm xuyên tạc. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quôc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, là thành quả phát triển, hoàn thiện về mặt tư duy lý luận của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có đặc trưng mang tính đặc thù, khác căn bản về chất so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không thể đánh đồng.

Với những luận điệu của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động là xuyên tạc về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xuyên tạc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục đích hướng lái cách mạng Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa; tác động, tiêm nhiễm tạo nhận thức lệch lạc, hoài nghi, tư tưởng hoang mang, dao động, từ đó dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân cần nâng cao ý thức cảnh giác và tăng cường đấu tranh phản bác, làm thất bại âm mưu nguy hiểm của các thế lực thù địch .

Diệu Hương

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều