425
category
325257

Nhân dân mong chờ bản án đích đáng cho sai phạm trong thi cử

17/09/2019 17:09

Sáng ngày 16/9/2019, phiên tòa xét xử vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Sơn La phải hoãn lại vì nhiều nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tới tham dự phiên tòa.

Hoãn phiên tòa xét xử vụ gian lận thi tại Sơn La

Sau hai giờ khai mạc, làm các thủ tục theo giấy triệu tập, Hội đồng xét xử đã phải ra quyết định hoãn phiên tòa với lý do nhiều nhân chứng và người có nghĩa vụ liên quan vắng mặt.

Một trong những người quan trọng được HĐXX triệu tập trong phiên tòa lần này là ông Hoàng Tiến Đức – nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La cũng không đến tham dự mà không rõ nguyên nhân.

Ông Hoàng Tiến Đức - nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La
Ông Hoàng Tiến Đức – nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La

Theo cáo trạng, bị cáo Trần Xuân Yến – nguyên PGĐ Sở GD&ĐT Sơn La khai ông Đức đã đưa cho mình bảng danh sách 8 thí sinh nhờ sửa điểm. Cơ quan An ninh điều tra cho biết, ông Trần Xuân Yến đã nâng điểm thi cho 13 thí sinh, trong đó có 8 trường hợp do chính Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Sơn La, Hoàng Tiến Đức nhờ. Ban đầu, ông Đức thừa nhận trước khi chấm thi, có một số lãnh đạo cơ quan trên địa bàn tỉnh gặp ông đưa thông tin cá nhân (họ tên, số báo danh, các môn thi xét tuyển đại học) nhờ “xem truớc kết quả thi”.

Theo quy định, chỉ có Bộ GD-ĐT mới là nơi đầu tiên có thẩm quyền công bố điểm thi của thí sinh nên ông Đức thừa nhận việc đưa thông tin cho ông Yến trước khi Bộ công bố điểm là sai vi phạm quy chế thi. Có điều, sau khi bị triệu tập, ông Đức lại thay đổi lời khai, phủ nhận nội dung đã khai, cho rằng không nhận hay đưa thông tin thí sinh cho ông Trần Xuân Yến.

Ông Đức được xác định là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Chính vì thế, trong phiên xét xử ông Đức cần có mặt để các bên hỏi nhiều vấn đề để xác định rõ hành vi, tội danh của các bị cáo. Sự vắng mặt của ông Đức sẽ khiến cho phiên xử không khách quan, có thể không đúng tội danh đối với các bị cáo. phiên tòa có thể sẽ được mở lại vào tháng 10/2019, khi đó cơ quan chức năng tỉnh Sơn La cần có biện pháp buộc ông Đức có mặt tại phiên tòa.

Nếu ông Đức tiếp tục không đến tòa thì phiên tòa thì phiên tòa có thể sẽ không được diễn ra. Chính vì thế, cần có biện pháp áp giải đối với ông Đức để chắc chắn về thời gian xét xử. Đây là vụ việc được dư luận cả nước quan tâm, không thể vì một cá nhân nào đó mà làm ảnh hưởng được” – vị luật sư này bày tỏ.

Được biết, trong phiên tòa ngày 16/9 có 91 người là nhân chứng, có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được HĐXX triệu tập nhưng hơn một nửa trong số đó không tới tham dự, trong đó có nhiều người là cán bộ nhà nước có con được nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Ngành giáo dục cũng phải cần xem lại từ gốc

Lời khai của các bị cáo cho thấy, hành vi sửa điểm thi là do vụ lợi cá nhân, hưởng lợi nhiều tỷ đồng từ người thân của thí sinh. Để khắc phục hành vi minh đã gây ra, các bị can đã nộp lại số tiền 2,7 tỷ đồng đã nhận từ người thân của thí sinh cho cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, khi làm việc với người thân của thí sinh, không ai thừa nhận đã chi tiền để sửa điểm cho con, cháu mình. Tình tiết này hiện vẫn đang là điểm mâu thuẫn chưa có lời giải trong vụ việc gian lận điểm thi ở Sơn La.

Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định: “Các bị can không thể tự ý bịa ra lời khai để tự đưa mình vào tội danh với khung hình phạt nặng hơn với tội danh đã bị cơ quan chức năng truy tố. Như vậy lời khai của các bị can có nhiều điểm đáng tin cậy hơn”.

Phiên tòa xét sử sai phạm trong giáo dục tại Sơn La đã tạm hoãn
Phiên tòa xét sử sai phạm trong giáo dục tại Sơn La đã tạm hoãn

Tuy nhiên, đây là biểu hiện tội đưa – nhận hối lộ trong vụ việc sử điểm thi, có thể sẽ được xem xét khởi tố trong một vụ án khác.

Còn phiên tòa sáng ngày 16/9 chỉ xét xử tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đây là 2 vụ án riêng biệt.

Tuy nhiên, sau khi bị bắt, các bị cáo đã tự nguyện nộp lại 2,7 tỷ khắc phục hậu quả. Vì thế, HĐXX cũng cần buộc những phụ huynh có con sửa điểm thi đến tòa làm rõ về nguồn gốc số tiền này.

Thật là như trò đùa, có ai lại tin vào những lời lẽ này? Tại sao những thí sinh chỉ được nhờ xem điểm thì nhưng sau đó điểm thi vọt cao lên?

Thật là như trò đùa, có ai lại tin vào những lời lẽ này? Tại sao những thí sinh chỉ được nhờ xem điểm thì nhưng sau đó điểm thi vọt cao lên?

Sai sót từ giám đốc Sở xuống phó giám đốc, hội đồng chấm thi… bằng một mắc xích quá dày, quá chặt chẽ. Việc bị lộ chắc chỉ vì các vị quá tham, nâng quá nhiều điểm cho quá nhiều thí sinh nên đã bị phanh phui. Sự việc như thế này trách sao một số gia đình đành phải tìm cho con cái một nền giáo dục khác.

Dù có hay không chứng minh được hành vi đưa – nhận hối lộ hay trục lợi từ việc sai phạm nâng điểm thi nhưng những người có người thân được nâng điểm qua “nhờ vả thân tình”, hoặc biết sự việc nhưng chấp nhận thì cũng phải xem xét xử lý nghiêm khắc.

Tùy theo mức độ mà áp dụng các hình thức kỷ luật đối với công chức, đảng viên. Không thể có việc người đứng đầu các ngành, người có chức quyền dính dáng đến việc gian lận nâng điểm thi mà hoàn toàn vô can. Nếu không làm nghiêm và làm đến cùng sẽ khó lấy lại niềm tin của người dân, của xã hội.

Đấu tranh phòng chống tham nhũng trong cơ quan bộ và chỉ đạo đưa giáo dục phòng chống tham nhũng vào hệ thống giáo dục nhà trường – đây sẽ là “vắc xin” phòng chống tham nhũng trong tương lai.

Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai toàn diện công tác phòng chống tham nhũng trong Bộ và trong ngành, trong đó, sẽ tập trung rà soát xây dựng các chương trình giảng dạy và tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên về phòng chống tham nhũng để triển khai tốt hơn nữa giáo dục phòng chống tham nhũng trong nhà trường.

Hồng Đinh

Tags :
Đọc nhiều