130115
topics
549058

Nguyên nhân TP.HCM có nhiều trẻ nhỏ mắc Covid-19

08/09/2021 07:36

Ngày 1/7/2023 là ngày đầu tiên áp dụng mức tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 24 của chính phủ. Đây cũng là ngày mà nhiều viên chức mang trong mình một niềm phấn khởi mới tại cơ quan làm việc.

Thời gian gần đây, thông tin liên quan đến “làn sóng” công chức, viên chức nghỉ việc đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Thực tế, dù tiếp cận ở góc độ nào thì tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc cũng đặt ra nhiều vấn đề về công tác quản lý, sử dụng, đãi ngộ đối với lao động tại khu vực Nhà nước hiện nay.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, trong hơn 2 năm qua, có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc. Như vậy, tính bình quân 1 năm có khoảng 15.820 người nghỉ việc.

Với góc nhìn lạc quan, một số chuyên gia cho rằng công chức, viên chức nghỉ việc là sự vận hành phù hợp với cơ chế thị trường, vì ai cũng muốn hướng tới công việc và môi trường làm việc tốt hơn. Đây còn là tín hiệu tích cực khi người lao động có ý thức đầy đủ hơn về vấn đề lao động và hiệu suất lao động của bản thân; không “an phận thủ thường” như trước nữa. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến tình trạng nghiêm trọng về việc thiếu nhân sự trầm trọng. Và nếu về lâu dài ai cũng chọn tư nhân, vậy công việc nhà nước do ai đảm nhận?

Ai cũng biết lương của cán bộ công chức về cơ bản là không đủ cho họ và gia đình. Câu chuyện cơm áo gạo tiền luôn là nỗi lo canh cánh, thường nhật, do đó họ phải làm gì, làm ở đâu để kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình là một câu hỏi lớn.

Lương ở cơ quan không đủ sống thì buộc phải kiếm sống ở khu vực tư. Có những nơi lương khu vực tư cao hơn khu vực công. Những người có năng lực, thực tài sẽ được trả lương tương xứng trong khu vực tư. Một trong những sự hấp dẫn của khu vực tư chính là coi trọng thực tài, trả lương theo kết quả công việc.

Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, phương án điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng cùng với các chính sách an sinh xã hội khác là hợp lý nhất, tối ưu nhất, an toàn nhất. Đây là một sự động viên đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và cũng là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ. Mặt khác, mức lương cơ sở năm 2023 tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng là mức tăng cao nhất của 1 lần điều chỉnh tương ứng số tiền tăng thêm là 310.000 đồng.

Trả lương cho cán bộ công chức cũng là đầu tư cho phát triển, tuy nhiên, đây là thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Trong đó có liên quan đến nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, nhất là khi đất nước vừa trải qua hơn 2 năm chống chọi với dịch Covid-19 và mới bắt đầu phục hồi kinh tế.

Hơn nữa, để “giữ chân” được những người giỏi làm việc trong các lĩnh vực nói chung cũng như lĩnh vực y tế nói riêng thì cần có lộ trình tăng lương với những sự bứt phá hơn, hướng tới đạt được mục tiêu là không chỉ đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân mà còn để họ yên tâm và phát triển với ngành nghề mà mình lựa chọn, cống hiến.

Như vậy có thể nói chính sách tiền lương cũng chỉ là một trong rất nhiều đột phá hiện nay để giữ ‘chân’ cán bộ công nhân viên chức. Ngoài ra, cần có các giải pháp khác như tạo môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến.

Công Luân

Tags :
Đọc nhiều