8
category
384467

Nguyễn Năng Tĩnh kẻ được Việt Tân ra sức bảo vệ là ai?

Phạm Minh Hà 14/04/2020 15:49

Nguyễn Năng Tĩnh là ai, mà sao đám phản động Việt Tân lại ra sức bảo vệ “hết mình” đến như vậy? Nguyễn Năng Tĩnh có phải là “trí sĩ yêu nước”, hay kẻ tri thức giả mạo, thầy giáo tha hoá, biến chất, được đám phản động tung hô, tôn vinh?

Hãy nhìn thẳng vào sự thật, Nguyễn Năng Tĩnh sinh năm 1976, tại xóm 1, xã Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Là con cả trong gia đình có tới 7 anh em. Sau khi học xong trung học phổ thông, Nguyễn Năng Tĩnh vào Đắk Lắk lao động tự do. Từ năm 1998-2013, Tĩnh theo học tại Trường Đại học Huế – chuyên ngành sáng tác âm nhạc.

Việt Tân bảo vệ “chân rết” của mình là Nguyễn Năng Tĩnh

Năm 2004 Tĩnh được nhận vào làm giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh Nghệ An. Là người có trình độ học vấn, am hiểu xã hội, làm việc trong môi trường phù hợp với năng lực sở trường, nhưng Tĩnh lại câu kết với một số thành viên cốt cán, cầm đầu của tổ chức khủng bố Việt Tân, thực hiện “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”.

Với năng khiếu nghệ thuật, Tĩnh vẫn thường tham gia trong các cuộc tụ tập của phần tử phản động và tại đây Tĩnh trình bày các ca khúc, nhạc phẩm có nội dung phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước với mục đích khuếch trương thanh thế cho Việt Tân.

Trên mạng xã hội Tĩnh lại tiếp tục lôi kéo, kết cấu với nhiều phần tử cực đoan khác đang sinh sống và làm việc tại Nghệ An và các tỉnh thành xung quanh.

Khi Lê Đình Lượng (Nghệ An) bị bắt giam về tội chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, thì Nguyễn Năng Tĩnh ngay sau đó được lọt vào “mắt xanh” của đám phản động Việt Tân vì “khác người” đó là có thể sáng tác nhạc phản động.

Tổ chức khủng bố Việt Tân ngay sau đó đưa Tĩnh lên nắm quyền “chủ tịch” và giới thiệu với các linh mục cực đoan và số người chống đối, phản động để củng cố lại tổ chức.

Hơn nữa, Tĩnh còn cố tình mang cái thứ âm nhạc phản động vào trường học, giảng dạy cho các học viên và kích động, lôi kéo họ sang một hướng khác, một tư tưởng chống phá không ngừng.

Để kiếm được những lợi ích từ việc chống phá cách mạng, Nguyễn Năng Tĩnh còn móc nối với các phần tử nước ngoài, phát tán và chia sẻ các nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc; phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ CNXH, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước;…

Nguyễn Năng Tĩnh giảng dạy học sinh với các bài có nội dung tư tưởng phản động

Thực tế, Việt Nam có quy định về các quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Công dân có quyền sử dụng các dịch vụ Internet và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin; phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội.

Nhưng Tĩnh thì khác, hắn lợi dụng quyền tự do ngôn luận, để chuyển thành hình thức tự do chống phá, tự do công kích, bịa đặt, xuyên tạc, làm bất ổn. Với hành động ngày càng mưu mô, thâm độc của hắn nên việc bắt tạm giam Nguyễn Năng Tĩnh để xử lý theo quy định của pháp luật là việc phải làm ngay.

Nguyễn Năng Tĩnh đã tự vùi dập nghề giáo viên, một trong những nghề nghiệp cao quý và được tôn vinh nhất của xã hội. Để bỏ đi cái “lương ba cọc, ba đồng”, rồi từ đó kiếm những đồng tiền đô la, có lợi và rất có giá trị to lớn đối với cá nhân hắn.

Những đồng tiền che mất đi con mắt hắn, hắn đã làm mọi thứ, phớt lờ đi pháp luật, đi giá trị truyền thống quý báu của dân tộc và bán rẻ lương tâm, bán rẻ Tổ quốc bằng mọi giá.

Việc Nguyễn Năng Tĩnh bị bắt và xét xử thì đối với tổ chức phản động Việt Tân như mất đi một chân rết ở Nghệ An, chúng mất đi những cơ hội chống phá, xuyên tạc và xa hơn là các hành động có thể gây bất ổn xã hội, như khủng bố một trong những âm mưu mà đám phản động Việt Tân vẫn đang tìm mọi cách thực hiện.

Việc bắt và xét xử Nguyễn Năng Tĩnh là điều cấp thiết và là cái kết đắng cho những kẻ chống phá nhà nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc.

Phạm Minh Hà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều