Người yêu nước có lòng tự tôn dân tộc chứ không “tự nhục”
Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Trụ sở Chính phủ. Thông qua trao đổi, hai nhà lãnh đạo tin tưởng quan hệ hai nước sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, ổn định, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, trong đó hợp tác kinh tế thương mại là trọng tâm và động lực của quan hệ song phương. Trái ngược với sự hưởng ứng của nhân dân khi thông trên được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều kẻ lại tỏ ra hoài nghi và coi thường chính đất nước của mình.
Thật vậy, một số cá nhân khi dùng mạng xã hội chia sẻ về sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Trump, còn sử dụng ngôn từ “móc mỉa” ám chỉ rằng cuộc điện đàm này là không có thật. Một số ý kiến còn cho rằng nếu lãnh đạo Việt Nam muốn điện đàm với Tổng thống Mỹ thì phải “đăng ký với bộ ngoại giao, cố vấn nhà trắng”… Chúng còn đánh giá việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Trump là Việt Nam đang “xin xỏ, trình bày” về vấn đề Mỹ đánh giá Việt Nam đang “thao túng tiền tệ”. Những tư tưởng, suy nghĩ như vậy, xuất phát từ những người luôn nhận mình “yêu nước”, “đang đấu tranh vì sự phát triển của đất nước” làm cho sự mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm.
Có ai yêu nước mà thay vì “tự tôn” lại chọn “tự nhục”?
Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ Ðối tác toàn diện năm 2013, qua đó tăng cường và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, đầu tư, đến quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, khắc phục hậu quả chiến tranh và giao lưu nhân dân. Từ năm 2015 đến nay, hai nước trao đổi các đoàn cấp cao với nhịp độ chưa từng có, trong đó có các chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 7/2015), của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 5/2017), chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ B.Obama (tháng 5/2016) và của Tổng thống D.Trump (tháng 11/2017). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo Ðông – Nam Á đầu tiên thăm Nhà trắng dưới chính quyền Tổng thống D.Trump, trong khi Tổng thống D.Trump chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên tại Ðông – Nam Á trong năm đầu nhiệm kỳ. Ngoài ra, hai bên cũng trao đổi nhiều đoàn các cấp, qua đó làm sâu sắc thêm quan hệ Ðối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ, thúc đẩy hợp tác trên cơ sở cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau. Như vậy, sự việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc điện đàm với Tổng thống Trump hôm 22/12 cũng chẳng có gì lạ lẫm.
Cũng cần phải hiểu rằng, việc lãnh đạo các quốc gia điện đàm, trao đổi là một trong những hoạt động ngoại giao căn bản, chắc chắn đã được các cơ quan chính phủ hai nước sắp xếp, chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, quá trình sắp xếp, chuẩn bị ra sao thì chỉ các bộ phận có chức trách, nhiệm vụ liên quan mới biết cụ thể, chi tiết mà không được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cái được truyền thông đăng tải là kết quả của các hoạt động ngoại giao. Đây mới là điều mà dư luận nhân dân quan tâm, mong muốn được biết chứ không phải là sự hoài nghi về quá trình sắp xếp, chuẩn bị.
Mặt khác, như đã nói, thông qua cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo tin tưởng quan hệ hai nước sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, ổn định, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, trong đó hợp tác kinh tế thương mại là trọng tâm và động lực của quan hệ song phương. Cùng đó, một nước Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng có vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực là mong muốn của người dân Việt Nam và cũng phù hợp với lợi ích của Mỹ.
Là công dân Việt Nam hay công dân Mỹ, ai cũng phải hiểu quan hệ hợp tác song phương ở đây là quan hệ hòa bình, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng, hai bên cùng có lợi. Đây không phải là một sự “ban phát” lợi ích hay quan hệ theo kiểu “trên” – “dưới”.
Như thế, những từ ngữ như “xin xỏ”, “trình bày”, hay phải “đăng ký” để điện đàm… là hoàn toàn không phù hợp khi diễn tả về quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ nói chung hay giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Tổng thống Trump nói riêng. Việc nhầm lẫn hoặc cố ý dùng những từ ngữ sai lầm này cho thấy cái suy nghĩ, tư tưởng đánh mất lòng tự tôn dân tộc, thay vào đó vẫn là tư tưởng “nô lệ”, tự nhục, thiếu tự do, thiếu tự chủ.
Những kẻ đang hoài nghi, định làm “thám tử online” trên mạng xã hội rõ ràng cũng chỉ đang thể hiện sự ngu dốt, “tự nhục” của bản thân. Yêu nước ư? Không, chúng chỉ yêu chính bản thân mình mà đâu biết đến “lòng tự tôn dân tộc” mới là thứ để những người yêu nước chứng minh tình yêu nước của mình.
Dừng ngay lại việc lợi dụng lòng yêu nước để “tư lợi cá nhân”, dừng ngay lại việc chà đạp, xúc phạm lên vị thế của Tổ quốc, đất nước này. Đừng tiếp tục xúc phạm đến Nhân dân, đất nước Việt Nam.
Komi
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả