“Người Trung Quốc xấu xí” trên Biển Đông
Trong một cuốn sách của tác giả Bá Dương đã tổng hợp tất các các tật xấu của người Trung Quốc cũng như nói lên bản chất kém cỏi tự kiêu của một dân tộc – Người Trung Quốc xấu xí. Du nhập vào Việt nam cuốn sách được đặt với cái tên “Khoe bàn chân nhỏ”. Dường như người Việt luôn biết cách hành xử để tôn trong người khác ngay cả khi đó là kẻ đối đối đầu từ bao đời nay.
Trong tranh luận người Trung Quốc thường nói lớn tiếng để át tiếng nói đối phương. Vì họ không có cảm giác an toàn, khi to tiếng âm vực cao hơn rộng hơn khiến họ cảm thấy lời mình nói có lý hơn, mạnh mẽ hơn. Chỉ cần khi tranh luận nói to hơn, khỏe hơn cái lý sẽ nghiêng về mình, đa phần họ nghĩ như vậy nên tiếng nói của họ rất lớn. Người không hiểu văn hóa của họ xem một cuộc nói chuyện phiếm bình thường sẽ lầm tưởng họ đang cãi nhau nảy lửa.
Bên cạnh đó Bá Dương còn chỉ ra một vài điểm xấu xí khác như họ không đoàn kết, nghi kỵ và đấu đá lẫn nhau. Thực ra phẩm chất của họ không đến nỗi tệ nhưng đời nọ qua đời kia họ truyền cho nhau con vi-rút độc hại, lâu dần thành văn hóa. Họ không ngại che dấu sai lầm, khuyết điểm của mình. Tuy rằng “nhân vô thập toàn” nhưng họ không bao giờ nhận hoặc thừa nhận tật xấu nên khó mà sửa được. Thay vào đó che dấu, nói dối, nói khoác, phòng đại sự việc thậm chí vu vạ đặt điều cho người khác. Chính vì vậy tâm hồn họ dường như đã bị tổn thương mà họ không hay biết coi đó là bình thường là lẽ tự nhiên ở xứ của họ.
Bá Dương là một trong số ít người Trung Quốc dám nhìn nhận thẳng vấn đề, thừa nhận tật xấu của người dân và chỉ ra giúp mọi người. Ông lo lắng nền văn hóa Trung Hoa sâu rộng sẽ biến thành hũ tương đặc quánh trong vại không tài nào khơi gợi lưu thông. Có thể vì nói thằng nói thật như vậy nên cuốn sách không được đón nhận tại Trung Quốc.
Nhìn vào cuốn sách để hiểu thêm phần nào về bản chất con người của một dân tộc hơn 1 tỉ dân. Thực tế không như những câu nói hào hùng quảng giao mà họ hay khoa trường “tứ hải giai huynh đệ”.
Không có người huynh đệ nào vẽ ra chiếc lưỡi bò vô lý đi “liếm láp” chủ quyền biển đảo của các nước láng giếng, anh em.
Không có người huynh đệ nào chỉ trực tích trữ đầu cơ hại người nông dân khốn đốn, khi thì thu mua đỉa, khi thì thu mua móng trâu, đuôi bò.
Không có người huynh đệ nào dùng sức mạnh để chèn ép, khuếch trương thanh thế trên biển xua đuổi ngư dân đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của các nước láng giếng. Quả thực người bạn, người anh em Trung Hoa thật khó lường với phần còn lại của thế giới.
Gần đây Trung Quốc đã không ngại miệng gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc nhằm phản hồi tài liệu của Philippines. Trung Quốc cho rằng họ có bằng chứng lịch sử và pháp lý ở Biển Đông nên họ có quyền lịch sử ở Biển Đông.
Tương tự với công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc phản hồi tài liệu của Malaysia, Trung Quốc nhắc lại quyền lịch sử tại Biển Đông và cho rằng mình có chủ quyền với Biển Đông bao gồm: quần đảo Trung Sa, Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa (Nam Sa và Tây Sa là cách gọi sai lệch của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).
Sau đó, ngày 30/3 phía Việt Nam đã nhanh chóng gửi công hàm lên Liên Hơp Quốc phản hồi lại hai công hàm của Trung Quốc gửi đi ngày 23/3/2020 và 12/12/2019. Nội dung chính phản đối các công hàm vừa phát đi của Trung Quốc cũng như vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
Căn cứ vào UNCLOS năm 1982 phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc khẳng định Việt Nam có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, điều này đã được nhắc lại nhiều lần ở trong nước và các diễn đàn quốc tế khác.
Giữa tình hình dịch bệnh toàn cầu Trung Quốc nhân cơ hội “thừa nước đục thả câu” làm hành động bất chính, bất nghĩa. Hình ảnh xấu xí của người Trung Quốc lại phảng phất đâu đây đầy ám ảnh. Ngay cả khi tàu sắt Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam họ cũng không ngại miệng nói dối, ngụy biện để chối bỏ không thừa nhận.
Han Cao
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả