8
category
598358

Người lao động ở trọ được hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà

28/03/2022 21:34

Sự kiện Tổng thống Kim Jong-un tiếp phái đoàn Nga, Trung Quốc được đánh giá là mở ra cột mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao, trước bối cảnh châu Á bước vào “Chiến tranh Lạnh 2.0”.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tham quan “Triển lãm vũ khí 2023” của Triều Tiên

Theo đó, phái đoàn Nga và Trung Quốc là những quan khách nước ngoài đầu tiên Triều Tiên tiếp đón, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Cụ thể, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ký Hiệp định đình chiến trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Bình Nhưỡng tổ chức cuộc duyệt binh lớn với sự tham dự của phái đoàn Nga do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergei Shoigu dẫn đầu và phái đoàn Trung Quốc do Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Hồng Trung làm trưởng đoàn.

Quyết định mời phái đoàn Nga và Trung Quốc của Triều Tiên nêu bật việc củng cố khối liên kết giữa ba nước, trong bối cảnh Hàn Quốc thực hiện các động thái song song để tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.

Theo truyền thông Triều Tiên, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã bày tỏ quan điểm về những vấn đề cùng quan tâm trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, sự phát triển và lợi ích của hai nước trước những thủ đoạn của kẻ thù. Ông Kim cũng chia sẻ những xu hướng phát triển vũ khí trên toàn thế giới.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un gặp ông Lý Hồng Trung trước buổi biểu diễn nghệ thuật ở Bình Nhưỡng

Cùng ngày, ông Kim cùng ông Shoigu tham quan “Triển lãm vũ khí 2023”.Tại cuộc triển lãm, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã giới thiệu với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga các loại vũ khí mới nhất, gồm tên lửa đạn đạo, xe tăng, xe bọc thép và cả thiết bị bay không người lái do nước này chế tạo.

Đáp lại, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga bày tỏ lời cảm ơn đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un vì đã dành sự quan tâm sâu sắc đến lịch trình của phái đoàn Nga cùng sự đón tiếp trọng đại, nồng nhiệt. Ông Shoigu cho biết quân đội Triều Tiên “đã trở thành quân đội mạnh nhất thế giới” và bày tỏ “mong muốn của Liên bang Nga trong việc thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Triều Tiên”.

Ngày 27-7, ông Kim tiếp phái đoàn Trung Quốc. Tại cuộc gặp, Tổng thống Triều Tiên cho biết, chuyến thăm của phái đoàn Trung Quốc cho thấy sự coi trọng của Bắc Kinh đối với quan hệ hữu nghị giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Đồng thời nhấn mạnh, cuộc gặp đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ “chiến lược và truyền thống” giữa hai nước.

Đáp lại các chuyến thăm, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích, động thái này đã thể hiện lập trường ủng hộ của cả Moskva và Bắc Kinh dành cho các chương trình phát triển vũ khí bất hợp pháp của Triều Tiên. Ông Patel nêu rõ, “Các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đặt ra mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Cũng như vi phạm nhiều Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc”.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Zhiqun Zhu, giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Bucknell (Mỹ) cho biết, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh không có gì đáng ngạc nhiên trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Hàn ngày càng sâu sắc. “Từ góc độ chiến lược, quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên có thể làm giảm áp lực từ Mỹ. Hơn thế, cả hai nước này đều xem việc tăng cường liên minh của Hoa Kỳ với Hàn Quốc và Nhật Bản là mối đe dọa an ninh“, ông Zhu nói.

Hiện tại, việc Hàn Quốc một mặt tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật Bản. Còn Triều Tiên mặt khác củng cố mối quan hệ lâu năm với Trung Quốc và Nga thì việc hai nước quay lại bàn đàm phán dường như khó xảy ra .

Rõ ràng sự tồn tại của hai khối không phải là tín hiệu tốt cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và ở khu vực Đông Á nói chung. Bối cảnh an ninh ở Đông Á bây giờ giống như Chiến tranh Lạnh 2.0“, ông Zhu nói thêm.

Trong bối cảnh hai miền Triều Tiên lựa chọn những con đường hoàn toàn khác nhau và ngoại giao bế tắc, cơ hội để hiệp định đình chiến kéo dài 70 năm sớm trở thành một hiệp ước hòa bình là rất mong manh.

Huyền Trang 

Đọc nhiều