130115
topics
379457

Phạm Đoan Trang đừng bày trò “mèo khóc chuột” trong lúc dân tộc đang đồng lòng chống dịch

Phạm Minh Hà 01/04/2020 23:12

Từ ngày 1/4, dịch vụ xổ số kiến thiết tạm ngừng trong vòng 2 tuần. Trong 2 tuần đó, hàng vạn người lao động nghèo bán vé số phải ngồi nhà, nếu tính một người dân bán một chiếc vé số lãi 1.000 đồng, thì mỗi ngày bán 100 vé số phải đi 20 – 30km để bán hết. Như vậy, nếu tính 2 tuần những nhóm người bán vé số nếu chỉ ngồi không, có nghĩa là sẽ mất 1,5 triệu đồng.

Đây chỉ là một trong những ví dụ về việc hàng trăm nghìn người lao động có nguy cơ sẽ bị mất việc bởi dịch COVID-19. Lợi dụng vấn đề này nhóm và cá nhân Phạm Đoan Trang đã cố tình gán ghép cho hành động này của Chính phủ là “chặn đường sống” của người dân nghèo.

Trên trang cá nhân của mình, Phạm Đoan Trang đã cố tình gán ghép đây là lỗi, là việc của nhà nước thiếu trách nhiệm và việc xây dựng “xã hội dân sự”, con đường mà chúng đang cố gắng trèo kéo thực hiện mới giải quyết được vấn đề này.

Cụ thể trong bài viết trên trang cá nhân của mình, Phạm Đoan Trang viết:

“Đây là lúc bắt đầu phải nghĩ đến các quỹ hỗ trợ cho người nghèo, người lao động tự do. Và đó là việc của nhà nước và xã hội dân sự.
Phần của xã hội dân sự thì hãy để xã hội dân sự làm. Còn về phía nhà nước, nếu ở một quốc gia giàu có, phát triển như Mỹ hay khu vực Bắc u, chính quyền có thừa phúc lợi để cung cấp cho dân (hay nói một cách thô thiển như lãnh đạo là “nuôi ăn” hàng triệu dân). Ở Việt Nam, nói đến chuyện này, thể nào cũng có người trầm giọng, phát biểu như cán bộ: “Nước ta còn nghèo…”.
Ừ thì nước ta còn nghèo. Nhưng lãnh đạo ta không nghèo, một bộ phận dân của ta chưa chắc đã nghèo.
Chiến dịch đốt lò tham nhũng kéo dài mấy năm nay, số tiền thu được từ các loại “củi” chắc cũng đủ nuôi những người bán hàng rong, ve chai, vé số dạo, đánh giày, ăn xin ăn mày… trên cả nước.
Thập niên thứ ba của thế kỷ 21, thời đại 4.0. rồi và Việt Nam được coi như “hết phận nước nghèo” rồi, các ông ạ. Đừng để dân chết vì đói.”

Phạm Đoan Trang có thực sự đang lo cho dân nghèo hay chỉ lợi dụng vấn đề này để lên tiếng bảo vệ nhóm yếu thế trong xã hội và nhằm mục đích là hướng tới xã hội dân sự của chúng?

Nếu ai quan tâm hành động của Phạm Đoan Trang chắc chắn sẽ biết đây là một cá nhân vốn dĩ đứng sau các trào lưu SAVE này đều có bàn tay của những cái gọi là tổ chức xã hội dân sự đã từng góp phần phá rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà nổi bật là các tổ chức Green Trees và Voice.

Phạm Đoan Trang không chỉ liên tục nhằm mục tiêu phá hoại an ninh kinh tế mà còn hướng tới lôi kéo, tập dượt các hình thức chống phá theo mô hình “cách mạng cây” tới “cách mạng màu”, Save Sơn Đoòng, Save Sơn Trà, Save Tam Đảo… Và từ các cuộc biểu tình trâng mạng, cá nhân Đoan Trang và đồng bọn sẽ lôi kéo tụ tập, biểu tình ngoài thực địa; từ chuyện môi trường hướng tới chính trị để làm suy giảm niềm tin của Nhân dân tới Đảng, Nhà nước.

Việc núp bóng bảo vệ môi trường của nhóm phản động này đã được cơ quan chức năng sớm phối hợp với các mạng xã hội Facebook, Youtube… sớm xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, không để tạo tiền lệ, mọc ra nhiều trang, nhóm tương tự kéo dài ở nhiều địa phương trong thời gian qua.

Quay trở lại vấn đề “xã hội dân sự” mà Đoan Trang cùng Trịnh Hữu Long, Trịnh Hội; Cao Vĩnh Thịnh, Nguyễn Anh Tuấn… liên tục liên hệ với nhiều tổ chức, uỷ ban nhân quyền quốc tế để đối thoại, thảo luận trước các báo cáo định kỳ liên quan đến dân chủ, nhân quyền để vu khống, vu cáo thực tiễn vấn đề quyền con người. Từ đó tạo ra nhận thức sai lệch của các tổ chức, cộng đồng quốc tế, gây sức ép đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập, đàm phán, ký kết các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Quay trở lại vấn đề Phạm Đoan Trang lợi dụng nhóm yếu thế trong xã hội để xuyên tạc, chống phá, từ sau bài viết của ả, thì nhiều người đã vào tự đặt câu hỏi rằng Đoan Trang và đám phản động của mình đã có hành động gì để bảo vệ nhóm người yếu thế này?

Thì mãi mới đây, nhóm này mới bắt đầu có hành động kêu gọi ủng hộ thức ăn, đồ sinh hoạt cho nhóm yếu thế này. Nhưng hành động này dường như được chúng thực hiện quy mô nhỏ, rất ít người đồng tình và ủng hộ. Bởi một phần bản chất này đã được phanh phui, khi chúng lợi dụng mạng xã hội để kêu gọi ủng hộ nhiều hoạt động trước đây đều có dấu hiệu chiếm đoạt lợi dụng riêng.

Bài viết nhằm gây hoang mang dư luận, đổ lỗi và quy chụp của Phạm Đoan Trang

Trong khi chúng đang kêu gọi ủng hộ, thì đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Thủ tướng nêu rõ, tình thế cấp bách hiện nay đòi hỏi chúng ta trước mắt phải lo cho cuộc sống nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, người làm bán thời gian, người mất việc làm, thu nhập để bảo đảm đời sống ở mức cơ bản tối thiểu.

Dự kiến, hỗ trợ trực tiếp 1 triệu đồng/người/tháng với hộ nghèo, người lao động tự do không có hợp đồng, mất việc hoặc không có việc làm; hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh gặp khó khăn nhất do COVID-19. Đồng thời, dự kiến hỗ trợ cho một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công 500.000 đồng/người/tháng.

Điều này cho thấy việc Phạm Đoan Trang và đồng bọn của chúng vẫn rêu rao về “xã hội dân chủ” của chúng thực chất chỉ là hão huyền. Điều này đã được Chính phủ Việt Nam hay chính phủ các nước thực hiện rất nghiêm túc. Cũng giống như việc Việt Nam không để ai bị bỏ lại vì dịch và liên quan đến dịch COVID-19 như nhóm yếu thế trong xã hội là người bán hàng rong, người bán vé số,…

Hành động này của Chính phủ Việt Nam cũng giống như hành động mà nhiều nước đã và đang làm. Chẳng hạn Australia quyết định chi tới 80 tỉ USD hỗ trợ cho 6 triệu lao động, mỗi người được cấp gần 1.000 USD mỗi 2 tuần trong 6 tháng liền. Hàn Quốc, hỗ trợ 14 triệu gia đình thu nhập thấp, mỗi hộ khoảng 800 USD để chi tiêu sinh hoạt.

Trên thực tế, Chính phủ không bỏ rơi ai khỏi cuộc chiến chống COVID-19, chúng ta có thể thấy những chính sách được đề ra trong suốt những ngày qua như việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; đảm bảo công tác cách ly cho người trở về từ vùng dịch; miễn phí xét nghiệm chữa bệnh; hỗ trợ vay vốn ngân hàng lãi suất thấp;… Và bây giờ là công tác hỗ trợ người nghèo, nhóm người yếu thế trong xã hội.

Thủ tướng đã nói rất rõ ràng: “Chúng ta bàn nhiều thứ nhưng cuối cùng vẫn là đời sống của nhân dân, của công nhân, đối tượng chính sách”. Đó là cam kết của người đứng đầu Chính phủ.

Qua đó có thể khẳng định rằng, xổ số kiến thiết tạm dừng, nhưng công cuộc kiến thiết đất nước cùng chung tay chống dịch thì không được ngừng nghỉ. Chính vì thế, cuộc chiến này sẽ không ai bị bỏ rơi ở lại phía sau, mà cuộc chiến này chúng ta còn phải phản biện, đập tan âm mưu của những kẻ phản động lưu vong đang cố tìm cách để làm bất ổn xã hội, gây hoang mang dư luận.

Phạm Minh Hà

Đọc nhiều