Ngư lôi vô địch tốc độ của Nga sản xuất từ thời Liên Xô, nay vẫn khiến Mỹ phải “lác mắt”

17/01/2020 09:39

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã từng có những thời gian rất bị động, khi phụ thuộc nặng nề vào hạm đội tàu ngầm để đối phó với lực lượng hải quân Mỹ. Để giải quyết thế bí, một loại ngư lôi siêu tốc độ cho tàu ngầm Liên Xô đã được chế tạo. Cho đến nay, thế giới chưa có loại ngư lôi nào có thể so sánh với nó về tốc độ.

ngu loi vo dich toc do cua nga san xuat tu thoi lien xo, nay van khien my phai "lac mat" hinh anh 1
Shkval – ngư lôi siêu tốc độ không đối thủ của Nga (ảnh: Editions)

Một trong những vũ khí dưới nước sáng tạo nhất từng được Liên Xô phát triển là  ngư lôi siêu tốc VA-111 Shkval. Sự tồn tại của vũ khí này đã được Liên Xô giữ bí mật trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và chỉ được công bố vào giữa năm 1990.

Trang bị động cơ tên lửa, VA-111 Shkval có khả năng đạt tốc độ đáng kinh ngạc, lên tới 200 hải lý mỗi giờ (gần 400 km/giờ). Vào thời điểm đó, những ngư lôi tiên tiến nhất trên thế giới mới chỉ đạt vận tốc trên 92km/giờ. Làm thế nào mà các kỹ sư Liên Xô có thể vươn tới bước đột phá như vậy?

Theo thiết kế truyền thống, ngư lôi thường sử dụng cánh quạt hoặc lực hơi để đẩy. Ngư lôi Shkval được thiết kế theo một cách khác – sử dụng động cơ tên lửa đẩy.

Một vấn đề khác được giải quyết khi chế tạo ngư lôi Shkval, đó là lực cản của nước. Những nhà thiết kế của Liên Xô khi đó, đã giải quyết vấn đề này bằng hệ thống chuyển nhiệt lượng phát ra từ đuôi ngư lôi lên phần đầu.

Trong quá trình phóng dưới nước, Shkval sẽ làm bốc hơi toàn bộ lượng nước cản trước mặt, để di chuyển với tốc độ gần 400km/giờ. Đây là vận tốc được các nhà khoa học ngày nay đánh già là “siêu giới hạn”.

Liên Xô còn trang bị cho ngư lôi Shkval đầu đạn hạt nhân, biến nó trở thành loại khí tài đáng sợ nhất trong lòng đại dương.

Shkval được thiết kế từ những năm 1960. Đây được xem là phương tiện tấn công chiến lược của Liên Xô vào các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của NATO lúc bấy giờ.

Ngư lôi Shkval mang theo đầu đạn hạt nhân và di chuyển với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Nó tiêu diệt mục tiêu ngay cả khi đã bị phát hiện bởi tốc độ kinh hồn, khiến đối phương không kịp có thời gian xoay xở.

Ngư lôi Shkval có đường kính tiêu chuẩn 533 mm và tải được đầu đạn hạt nhân nặng 230kg. Shkval bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 1978 và phục vụ chính thức trong hải quân Liên Xô kể từ thời điểm đó.

ngu loi vo dich toc do cua nga san xuat tu thoi lien xo, nay van khien my phai "lac mat" hinh anh 2
Shkval sẽ làm bốc hơi toàn bộ nước xung quanh khi di chuyển (ảnh: Netnews)

 

Giống như bất kỳ loại vũ khí nào khác, Shkval cũng có những hạn chế. Vì sử dụng động cơ tên lửa, nên loại ngư lôi này phát ra tiếng ồn rất lớn, dễ bị phát hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là nhược điểm trên lý thuyết, bởi như đã nói, với tốc độ khủng khiếp, Shkval sẽ không cho phép đối phương có thời gian trở tay.

Nhược điểm thứ hai của ngư lôi Shkval, đó là không thể sử dụng các bộ phát tín hiệu dẫn đường truyền thống. Tiếng ồn quá lớn của Shkval phát ra thường gây nhiễu tín hiệu của các hệ thống định vị dẫn đường. Vấn đề đặt ra là phải có một bộ dẫn đường chuyên biệt dành cho loại ngư lôi ồn ào này.

Năm 1997, Mỹ cũng phát triển loại ngư lôi gắn động cơ tên lửa đẩy tương tự như Shkval, nhưng sau đó dự án này bị dừng lại vì “không đáp ứng” được yêu cầu của hải quân nước này.

Hiện những tàu ngầm Nga là tàu ngầm duy nhất trên thế giới được trang bị ngư lôi Shkval, với phiên bản trang bị đầu đạn thường. Nga cũng bán ra nước ngoài một phiên bản khác của Shkval là Shkval E.

Năm 2004, nhà thầu quốc phòng Đức – Diehl-BGT đã công bố Barracuda, một loại ngư lôi có khả năng di chuyển tới vận tốc 194 hải lý/giờ (hơn 350km/giờ). Tuy nhiên, Barracuda chỉ mang tính trình diễn chứ không thể sản xuất hàng loạt và đem bán ra thị trường như Shkval của Nga. Đến nay, Shkval vẫn là loại ngư lôi vô địch về tốc độ.

Vương Nam/DV

Tags :
Đọc nhiều