New Straits Times: “Không thể nhân nhượng để Trung Quốc tự do độc chiếm thế giới”

Bảo Trâm 29/07/2020 12:38

Ngày 28/7, trang New Straits Times đăng tải bài viết của bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải eo biển Malacca, Malaysia nói về việc thế giới đang cố gắng ngăn chặn một hiểm họa, một âm mưu độc chiếm thế giới đến từ Trung Quốc, chứ không phải chỉ là ở Biển Đông.

Theo bà, Cộng đồng quốc tế luôn tin tưởng vào việc duy trì một cộng đồng toàn cầu tự do và cởi mở và bảo vệ luật pháp quốc tế. Nhưng Trung Quốc lại luôn đi ngược lại, thể hiện âm mưu xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ ở các khu vực lân cận ngày càng nhiều. Điều đó đi ngược lại với quy tắc chung của thế giới.

Theo bài viết, việc quân sự hóa liên tục của Trung Quốc đối với nhiều thực thể nhân tạo ở biển Đông thì rất nhiều người biết. Ý nghĩa ít được biết đến nhưng có hệ quả cao của việc quân sự hóa này là nó giúp gia tăng khả năng thi triển sức mạnh của Trung Quốc, không chỉ kiểm soát các rạn san hô và đá ở Biển Đông, mà trong tương lai, để đòi quyền kiểm soát vùng biển xung quanh và không phận phía trên chúng.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Dã tâm chiếm Biển Đông thành hiện thực sẽ khiến Trung Quốc ngày càng trở nên hung hãn, và tương lai không ai biết được chắc rằng sẽ còn có ‘Biển Đông’ nào khác trên thế giới nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc hay không?”, bà Sumathy Permal đưa ra quan điểm cứng rắn trong bài viết.

Cũng theo bà Sumathy, các yêu sách quá đáng của Trung Quốc cũng tác động đến nhiều quốc gia nằm ngoài phạm vi biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới có lợi ích quan trọng trong việc sử dụng đường biển này cho các mục đích kinh tế, khoa học và quân sự. Thúc bách hơn, duy trì hoạt động di chuyển tự do thông qua các vùng biển và trong tương lai, trên không gian vũ trụ, có tầm quan trọng rất lớn.

Việc giải thích các hành động của Trung Quốc, mặc dù khó chấp nhận, nhưng đây được xem là một khả năng trong các nỗ lực hoạch định chiến lược và quân sự trên toàn thế giới nhằm tránh kết quả tồi tệ nhất. Điều quan trọng cần nhớ là phạm vi và quy mô của các yêu sách của Trung Quốc là điều chưa từng có trong luật pháp quốc tế và không có sự tương đồng thực sự ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới từ trước đến nay. Nếu thế giới không đồng lòng chống lại dã tâm này, thì tương lai Trung Quốc có thể sẽ kiểm soát vĩnh viễn các hoạt động kinh tế và quân sự ở những vùng biển quan trọng khác trên hành tinh này”, bà Sumathy diễn giải trên News Straits Times.

Biển Đông rộng hơn một phần ba so với Địa Trung Hải và lớn hơn gấp đôi so với Vịnh Mexico. Việc thừa nhận các yêu sách quá đáng của Trung Quốc đối với không gian rộng lớn này sẽ làm tăng khả năng một môi trường quốc tế bị cắt đứt và bị kiểm soát bởi các quốc gia đơn lẻ.

Cộng đồng quốc tế hoặc tin tưởng vào việc duy trì một cộng đồng toàn cầu tự do và cởi mở và bảo vệ luật pháp quốc tế, hoặc không. Nếu không, thì việc Trung Quốc “giữ làm của riêng” không gian rộng lớn này sẽ dẫn đến các yêu sách tương tự trên các các vùng biển khác trên thế giới.

Để ngăn chặn việc này trong tương lai đòi hỏi sự tham gia tích cực của càng nhiều quốc gia càng tốt. Bất kể các yêu sách đơn lẻ đối với các đặc điểm đất đai khác nhau ở biển Đông được giải quyết như thế nào, toàn bộ địa cầu đều có quyền tiếp cận mở và tự do vào khu vực.

Các nước Mỹ, Úc, Nhật cùng tập trận nhằm trấn áp Trung Quốc

Vì lý do này, Mỹ, cùng với tất cả các đồng minh và đối tác lớn, nên gắn quyền tiếp cận của Trung Quốc với cộng đồng toàn cầu qua hành vi của họ ở biển Đông. Mỹ và các đồng minh, đối tác trong cộng đồng quốc tế nên bắt đầu áp dụng các hạn chế hành chính và kỹ thuật tăng dần cấp độ đối với vận chuyển, du lịch hàng không và vận tải của Trung Quốc trong và thông qua các vùng đặc quyền kinh tế trên toàn thế giới của các nước tham gia.

Đảm bảo mức độ tự do và quyền tiếp cận cao nhất trên toàn cầu sẽ là mục tiêu cuối cùng của nỗ lực quốc tế này. Hơn nữa, những hạn chế này đối với Trung Quốc cần được đảo ngược một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Bảo Trâm (Lược dịch theo News Straits Times)

Đọc nhiều