8
category
404449

Nếu vỡ đập Tam Hiệp, 600 triệu người Trung Quốc sẽ chìm vào biển nước

26/06/2020 18:40

Do những cơn mưa kéo dài ở miền Nam Trung Quốc, khiến  đập Tam Hiệp có thể vỡ bất cứ lúc nào và gây ảnh hưởng cho 600 triệu người. 600 triệu người bi ảnh hưởng nếu vỡ đập.

Ảnh vệ tinh cho thấy thân đập chính Tam Hiệp bị biến dạng rất rõ (phải)

Theo Đài truyền hình NTDTV, lũ lụt ở sông Dương tử và các nhánh của sông này lên cao nhất trong vòng 80 năm trở lại đây. Các nhà chức trách đã tiến hành sơ tán 40.000 người khỏi khu vực nguy hiểm.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu trường hợp đập vỡ Tam Hiệp, ít nhất 600 triệu người sống ở hạ lưu sông Dương Tử, bao gồm cả cư dân Thượng Hải và Vũ Hán sẽ chìm trong biển nước và bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là còn chưa tính đến những thiệt hại về kinh tế mà Trung Quốc có thể gánh chịu.

Hình ảnh khu vực đập Tam Hiệp (trái) và lũ lụt tại Trùng Khánh.

Các nhà thủy văn Trung Quốc tin rằng, con đập này sẽ không thể chịu được lũ lớn. Hình ảnh vệ tinh chụp con đập năm 2008 và 2018 cho thấy sự biến dạng rõ rệt. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc phủ nhận thông tin này. Họ nói rằng sự khác biệt là do chất lượng hình ảnh vệ tinh.

Nhà khí tượng thủy văn nổi tiếng người Trung Quốc, ông Wang Weilo nói rằng, kể từ sau trận lụt năm 1998, Thủ tướng Trung quốc đã thuê các chuyên gia châu Âu đến để kiểm tra chất lượng con đập. Các chuyên gia châu Âu cho rằng, cốt thép gia cố đập không đạt tiêu chuẩn.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại nữa là các vết nứt từng có trong quá khứ sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu áp lực của đập trong lần này.

Cũng theo ông Wang, việc thiết kế, xây dựng, đánh giá, nghiệm thu đều do cùng một nhóm công nhân và chuyên gia đảm nhận, khó có thể đảm bảo về chất lượng cũng như sự chính xác của báo cáo.

Trước cảnh báo mới đây của ông Wang, tờ Thời báo Hoàn cầu cũng nhanh chóng trích dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Quách Tấn thuộc Viện nghiên cứu địa chấn Trung Quốc khẳng định đập Tam Hiệp có thể chứa lượng nước vào lớn hơn nhiều so với lượng nước hiện nay.

Trong khi đó, Guo Xun – nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học kỹ thuật Trung Quốc khẳng định, đập Tam Hiệp vẫn an toàn kể cả khi mực nước tại hồ chứa cao tới 175m và lưu lượng nước đổ về đạt 75.000 m3/s.

Gợi ý của Biên tập viên »Đập Tam Hiệp nguy cơ vỡ, Trung Quốc sơ tán 40.000 dân »Nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp, chuyên gia cảnh báo người dân chuẩn bị sơ tán »Mưa lũ dữ dội, chuyên gia cảnh báo nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp Cảnh báo thảm họa từ quá khứ

Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới, với dài 2.309m, rộng 600m và cao 185 m. Để xây dựng con đập Tam Hiệp, Trung Quốc cần 28 triệu m3 khối bê tông.

Đập Tam Hiệp được khởi công xây dựng từ 1994 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2012. Hiện có 34 tổ máy phát làm việc ngày đêm với công suất lên tới 22.500 MW.

Các nhà khoa học từng đưa ra nhiều dự báo cho đập Tam Hiệp, nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm một cách cần thiết.

600 triệu người Trung Quốc chìm vào biển nước nếu vỡ đập Tam Hiệp - 1
Ít nhất 600 triệu người sống ở hạ lưu sông Dương Tử bị ảnh hưởng nếu đập Tam Hiệp vỡ. (Ảnh: AP)

“Dự án xây con đập ngay từ đầu đã gặp phải làn sóng dữ dội trong nước và quốc tế. Lập luận của những người phản đối dự án là rất thuyết phục”, Giáo sư Rudolf Wagner, nhà Trung Quốc học tại Đại học Heidelberg (Đức) cho biết.

Theo đó, đầu tiên để giải quyết vấn đề lũ lụt hằng năm ở sông Dương Tử, các nhà nghiên cứu cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu xây dựng một số đập nhỏ trên các nhánh của sông này.

Tiếp đó, vấn đề ô nhiễm của hồ chứa là mối quan tâm lớn. Nước thải của 40 thành phố sẽ đổ vào dòng chày và chỉ có vài trong số đó là có nhà máy xử lý nước thải. Còn phía chính quyền cho rằng, hồ nước đóng vai trò “hồ điều hòa”, làm mát không khí, tăng lượng mưa, cũng như tăng đa dạng sinh thái khu vực xung quanh hồ.

Bên cạnh đó, cái giá quá đắt cho một con đập. Để hoàn thành con đập, Trung Quốc đã chi ra hơn 30 tỷ USD.

Sau trận lụt năm 1998 khiến những người phản đối cảm thấy nhận định của họ là đúng. Khi ấy, họ tin rằng, bi kịch vẫn chưa xảy đến với con đập này. Bởi vì việc xây con đập đã hình thành một hồ chứa nước 1.000 km vuông và sâu 175m. Nghĩa là có khoảng 22 tỷ m3 nước ép lên thành đập. Và nếu con đập vỡ, do mưa lũ hoặc do động đất chẳng hạn, thì hậu quả sẽ rất lớn.

Ngoài ra, nguyên nhân sự cố có thể là do mưa lũ, mưa nhiều tràn qua mép đập dẫn đến phần móng và đáy bị yếu dần. Thực tế, trong lịch sử đã có những bi kịch tương tự.

Tuy nhiên, công nhân Trung Quốc hoàn toàn không hài lòng với báo cáo này. Họ cho rằng, lời chỉ trích và báo cáo đó là do phương Tây có ý “phân biệt chủng tộc”, và họ không cần sửa chữa gì cả.

Còn truyền thông Trung Quốc bình luận rằng, “con đập chắc chắn đến nỗi nó có thể đứng vững trước trận lụt tồi tệ nhất trong 1.000 năm”. Và vài năm sau đó, giới truyền thông nước này đã bớt đi một số 0, tức 100 năm.

PV/VTC

Đọc nhiều