128027
category
386894

Mỹ và Úc kéo tàu chiến đến Biển Đông, trấn áp Trung Quốc

Bảo Trâm 22/04/2020 15:42

Sáng 22/4, Úc đã điều 3 tàu chiến đến Biển Đông để tập trận chung với 3 tàu chiến của Hải quân Mỹ nhằm trấn áp những hành động vô pháp mà Trung Quốc đã thực hiện tại Biển Đông gần đây.

Theo tin tức từ trang Reuters dẫn nguồn từ Bộ quốc phòng Úc, Hải quân Úc đã triển khai 3 tàu chiến HMAS Parramatta lớp ANZAC đến Biển Đông, gia nhập với Hải quân Mỹ nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với an ninh và sự ổn định của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Theo thông tin từ Bộ quốc phòng Úc, tàu tuần dương HMAS Parramatta đã triển khai tuần tra tại khu vực Biển Đông suốt 2 tháng qua với mục đích củng cố sự ổn định an ninh trong khu vực.

Cũng theo người phát ngôn thuộc Bộ quốc phòng Úc, Hải quân Mỹ và Úc đã có thời gian cùng tập trận tại Biển Đông: “Trong suốt quá trình tập trận, tàu chiến giữa 2 nước đã được mài dũa khả năng chiến đấu trên biển, bao gồm việc bổ sung nhiên liệu trên biển, phối hợp các hoạt động trên không, diễn tập hàng hải và diễn tập liên lạc.”

Úc luôn duy trì sự can thiệp khi cần thiết đối với các hành động phi pháp có thể gây ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh trong khu vực, nhất là tại Biển Đông. Nếu quốc gia nào có ý định vượt quyền, hãy dừng lại trước khi quá muộn!”, người phát ngôn của Bộ quốc phòng Úc nhấn mạnh.

Theo các giới chuyên gia, cuộc tập trận chung tại Biển Đông lần này có thể đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước. Song việc thể hiện sức mạnh quyền lực trên biển được diễn ra đúng vào thời điểm các quốc gia bày tỏ mối lo ngại trước sự mở rộng sự hiện diện trên Biển Đông của Trung Quốc.

Cuộc tập trận giữa Mỹ và Úc được công bố chỉ sau vài ngày Trung Quốc thể hiện sự hiếu chiến cùng với những hành động vượt quyền của mình tại Biển Đông bằng cách đòi quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thông qua tên gọi mới là huyện đảo Tây Sa và Nam Sa.

Trước đó, tối 19/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng trước việc Trung Quốc thông báo thành lập “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới“, bà Hằng nêu rõ.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo phi pháp

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai“, bà Hằng khẳng định

Bảo Trâm (Lược dịch theo Reuters)

Đọc nhiều