7
category
465766

Trump “lấy lòng” Việt Nam lần cuối trước khi rời ghế

15/01/2021 10:45

Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố: “CNOOC đã nhiều lần quấy rối và đe dọa hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi ở Biển Đông với mục đích gây rủi ro chính trị cho các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.”

Mỹ ra đòn trừng phạt mạnh với công ty chủ giàn khoan Hải dương 981 vì "các hành vi bắt nạt" ở Biển Đông

Mỹ cho biết, lệnh trừng phạt là đòn đáp trả trước việc Trung Quốc gia tăng hoạt động hải quân trong khu vực. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức.

Lệnh trừng phạt của chính quyền ông Trump trong những ngày cuối cùng

Chính phủ Mỹ hôm 14/1 đã áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với các công ty và quan chức quân sự Trung Quốc do các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông

Gánh đòn “trọng thương” từ lệnh này là Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), chủ giàn khoan Hải dương 981 mà phía Trung Quốc đã sử dụng để xâm phạm vùng biển Việt Nam năm 2014. CNOOC trước đó đã bị liệt vào một danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, cấm kinh doanh với công dân Mỹ.

Báo DW (Đức) dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, các biện pháp trừng phạt CNOOC không nhắm vào hoạt động khai thác hoặc liên doanh hydrocarbon bên ngoài Biển Đông.

Báo này cũng dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo: “Mỹ sát cánh với các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách bảo vệ chủ quyền của họ theo cách phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi bắt nạt ở Biển Đông.”

Ông Pompeo cho biết, các biện pháp trừng phạt nhằm vào những cá nhân, tổ chức của Trung Quốc có hành vi cưỡng bức các bên ở Đông Nam Á để ngăn cản họ tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông.

Mỹ ra đòn trừng phạt mạnh với công ty chủ giàn khoan Hải dương 981 vì các hành vi bắt nạt ở Biển Đông - Ảnh 2.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tại sao là CNOOC?

Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố: “CNOOC đã nhiều lần quấy rối và đe dọa hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi ở Biển Đông với mục đích gây rủi ro chính trị cho các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.”

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, CNOOC “thay Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thực hiện các hành vi bắt nạt để đe dọa các nước láng giềng của Trung Quốc”.

Sàn chứng khoán S&P Dow Jones hôm qua cũng tuyên bố sẽ hủy niêm yết của CNOOC trước hoặc trong ngày 1/2/2020. Hành động này là một phần của kế hoạch rộng hơn của chính quyền Tổng thống Trump nhằm ngăn chặn các công ty Trung Quốc khỏi các nhà đầu tư Mỹ. Trước đó, ba công ty viễn thông Trung Quốc là China Telecom, China Mobile và China Unicom đã bị hủy niêm yết.

Bộ Thương mại Mỹ cũng thêm công ty hàng không Trung Quốc Skyrizon vào danh sách Military-End-User (MEU) (Người dùng cuối cùng là quân đội) nhằm hạn chế quyền tiếp cận hàng xuất khẩu của Mỹ.

DW cho biết, chưa có công ty nào liên quan đến lệnh trừng phạt bình luận về quyết định này.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép trên gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Mỹ từ lâu đã phản đối yêu sách lãnh thổ sai trái này của phía Trung Quốc.

Thúy

Đọc nhiều