7
category
526231

Mỹ ló “cái khôn”, sáng tạo độc đáo trong chiến tranh Việt Nam sau khi thua te tua

20/06/2021 20:57

Từ chiến thuật trực thăng vận, Quân đội Mỹ đã cho ra đời một sản phẩm hậu cần vô cùng đặc biệt, giúp các phương tiện chiến đấu của họ không bao giờ rơi vào tình trạng “hết xăng”.

Bị bộ đội ta đánh cho "te tua": QĐ Mỹ ló "cái khôn", sáng tạo độc đáo trong chiến tranh Việt Nam

Nhiên liệu – máu của chiến tranh hiện đạiTrong chiến tranh hiện đại, nhất là các quốc gia có mức độ cơ giới cao thì nhiên liệu là vấn đề vô cùng quan trọng, nhiên liệu được coi là máu của cuộc chiến tranh.

Bài học trong Thế chiến thứ 2 của quân đội Đức cho thấy, dù sở hữu một lực lượng tăng thiết giáp và phương tiện quân sự vô cùng hiện đại nhưng với sự thiếu hụt nguồn nhiên liệu thì những vũ khí tốt nhất cũng có thể bị vô hiệu hóa dễ dàng.

Việc vận chuyển nhiên liệu là vấn đề mang tính chất sống còn trên chiến trường và luôn được đảm bảo ở mức tối đa.

Thông thường, để vận chuyển nhiên liệu ra chiến trường, quân đội các nước thường sử dụng các loại phương tiện chuyên dụng như xe tải, tàu hỏa và nếu có điều kiện thiết lập các trạm cố định thì sẽ sử dụng các đường ống dẫn xăng dầu.

Trong kháng chiến chống Mỹ, quân đội ta cũng đã sử dụng hệ thống đường ống dẫn xăng dầu dài 1.700km, mở rộng đến 5.000km để đưa xăng dầu từ miền Bắc vào tận Bình Phước để phục vụ cho hoạt động chiến đấu.

Tuy nhiên, với ưu thế về không quân, đặc biệt phát triển cùng chiến thuật “trực thăng vận”, quân đội Mỹ đã có 1 giải pháp vô cùng độc đáo để vận chuyển xăng dầu ra chiến trường, đó là sử dụng các bồn nhiên liệu dẻo cẩu dưới trực thăng.

Bị bộ đội ta đánh cho te tua: QĐ Mỹ ló cái khôn, sáng tạo độc đáo trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh 2.
Bồn xăng bay – Sáng tạo từ chiến thuật trực thăng vận của QĐ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Bồn xăng bayDo sự hoạt động mạnh của lực lượng du kích, các khu vực chiếm đóng chồng lấn xen kẽ và địa hình phức tạp, việc vận chuyển xăng dầu của quân đội Mỹ bằng các phương tiện truyền thống như xe tải hay đường ống gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, quân đội Mỹ là quân đội có mức độ cơ giới hóa cao nhất trên thế giới với rất nhiều loại phương tiện cả trên không và trên bộ. Các phương tiện chiến đấu này đều có khối lượng lớn, động cơ dung tích lớn nên mức tiêu hao nhiên liệu là một con số khổng lồ.

Trong năm 1968, quân đội Mỹ đã phải vận chuyển sang Việt Nam 380.000 m3 tháng hoặc tương đương với mức gần 13.000 m3/ngày.

Mặt khác, chiến trường Việt Nam là nơi đầu tiên quân đội Mỹ phát triển chiến thuật “trực thăng vận” với việc sử dụng rất nhiều loại trực thăng với các nhiệm vụ vận chuyển binh lính, vũ khí, đạn dược, kể cả các loại vũ khí rất lớn như lựu pháo cỡ nòng 105mm M102.

Từ đó một yêu cầu đã được đưa ra, đó là làm thế nào để trực thăng có thể vận chuyển xăng dầu cho các đơn vị tiền phương, nơi mà việc tiếp tế bằng đường bộ là vô cùng nguy hiểm và chậm trễ.

Rất nhiều giải pháp được đặt ra nhưng do việc vận chuyển xăng dầu đòi hỏi rất nhiều quy định về an toàn và việc sử dụng trực thăng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi các bình nhiên liệu có thể bị va đập mạnh do sự thiếu ổn định khi hạ cánh.

Cuối cùng, một giải pháp tuyệt vời mà vẫn được quân đội Mỹ và một số nước sử dụng đến tận ngày nay đó là sử dụng các bồn nhiên liệu dẻo chở bằng trực thăng.

Bồn nhiên liệu dẻo là một loại thiết bị lưu trữ chất lỏng như nước hoặc dầu. So với bồn thép, bồn dẻo có nhiều ưu điểm hơn, bao gồm trọng lượng nhẹ hơn và chống gỉ, có thể gấp lại, triển khai nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Với cùng một dung tích, một thùng mềm rỗng có thể chỉ bằng 10% trọng lượng của một thùng thép. Nhược điểm của bồn dẻo là độ bền thấp hơn và tuổi thọ ngắn hơn. Bể dẻo có thể được làm bằng vải polyester có độ bền kéo cao, với chất đàn hồi hoặc chất dẻo (PU, PVC, nitrile) được phủ trên cả hai mặt.

Bị bộ đội ta đánh cho te tua: QĐ Mỹ ló cái khôn, sáng tạo độc đáo trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh 4.
Bồn xăng bay – Sáng tạo từ chiến thuật trực thăng vận của QĐ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Thùng nhiên liệu dẻo đã xuất hiện trên các máy bay quân sự của Anh trong Thế chiến thứ 2 nhưng những loại thùng này có hình dáng như 1 chiếc túi hình chữ nhật hoặc vuông dẹp chứa xăng dầu bên trong.

Loại thùng nhiên liệu này hợp với việc đặt trên các xe tải hoặc tại các địa điểm cố định hơn là vận chuyển bằng trực thăng.

Với thiết kế dành riêng cho việc vận chuyển bằng trực thăng, bồn nhiên liệu dẻo này được chế tạo theo hình trụ tròn, có thể lăn được trên mặt đất và kéo bằng xe tải và được gọi là bồn chứa nhiên liệu không vận hoặc “trống xăng”.

Loại bồn này có độ kín nước, độ bền rất cao, có thể thả từ trên trực thăng ở độ cao thấp, chống chịu với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chịu mài mòn và trọng lượng khi gấp lại chỉ tương đương 15% khối lượng chuyên chở.

Nhờ các loại “bồn nhiên liệu bay” này mà quân đội Mỹ duy trì được sự hoạt động của các phương tiện quân sự trên chiến trường Việt Nam và cho đến tận bây giờ ở các nơi mà lực lượng này tham chiến.

Trong tương lai, khi trực thăng còn là phương tiện vận chuyển quan trọng của quân đội Mỹ thì việc sử dụng bồn nhiên liệu dẻo vận chuyển bằng trực thăng sẽ đóng một vai trò rất lớn.

Lê Duy

Tags :
Đọc nhiều