420
category
432884

Mỹ lập liên minh, buộc Trung Quốc từ bỏ Biển Đông

Bảo Trâm 24/09/2020 11:52

Sáng 24/9, trang The Straits Times vừa có bài viết nói về kế hoạch mới của Mỹ nhằm áp chế tham vọng thống trị Biển Đông của Trung Quốc. Theo đó, Mỹ sẽ cùng hàng loạt các quốc gia khác xây dựng nên một mạng lưới gồm các đồng minh và đối tác nhằm cô lập, buộc Trung Quốc từ bỏ Biển Đông.

Theo The Straits Times, sau khi tiến hành một loạt các cuộc tập trận với lí do thể hiện tự do hàng hải, giờ đây Mỹ đang tiếp tục thực hiện bước đi chiến lược tiếp theo. Trong đó, bước đi mạnh nhất chính là kế hoạch xây dựng một mạng lưới gồm các đồng minh và đối tác để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

Hiện nay, Mỹ đang nỗ lực hết sức nhằm tìm kiếm sự ủng hộ tối đa về mặt ngoại giao từ các nước Đông Nam Á. Mỹ cũng đã đạt được thành công đáng kể khi quy tụ được nhiều quốc gia cùng chung chí hướng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Thời gian gần đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực cùng với 3 nước Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, được biết đến với tên gọi “Bộ tứ Kim cương” – một liên minh không chính thức nhằm đối phó với thách thức ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.

Bộ tứ kim cương

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược. Với quyết tâm duy trì vị thế của nước Mỹ, ông Trump quyết tâm theo đuổi chiến lược gia tăng cạnh tranh với Trung Quốc trên nhiều mặt trận, từ ngoại giao, thương mại, đến quân sự quốc phòng

Tháng 7 vừa qua, lần đầu tiên trong gần một thập kỷ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã triển khai cùng lúc hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan đến tập trận tại Biển Đông.

Sự kiện này diễn ra trùng thời điểm với cuộc tập trận tác chiến chống tàu ngầm, trong đó có sự tham gia của các đồng minh chủ chốt của Mỹ, chẳng hạn như Nhật Bản. Các chuyên gia tin rằng, những cuộc tập trận mới nhất này của Mỹ nhằm mục đích thách thức hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Hơn nữa, gần đây Mỹ liên tục khuyến khích các đồng minh châu Âu theo đuổi lập trường ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp trên biển.

Kết quả là ngày 16.9, ba cường quốc châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức đã chính thức cùng nhau đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc bác bỏ các yêu sách chủ quyền bất hợp pháp, cũng như những hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong văn bản này, 3 quốc gia trên cho rằng, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã đặt ra khung pháp lý được công nhận rộng rãi và thống nhất mà tất cả các hoạt động trên đại dương và trên biển cần phải tuân thủ.

Công hàm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi quyền tự do trên biển, đặc biệt là quyền tự do hàng hải và hàng không theo quy định của UNCLOS. Công hàm cũng viện dẫn phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế năm 2016 nêu rõ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không tuân thủ luật pháp quốc tế và các quy định của UNCLOS.

Công hàm gửi LHQ về Biển Đông

Theo nguồn tin từ The Straits Times, châu Âu hiện giờ đang theo chân Mỹ tìm cách nâng cao vị thế trong khu vực thông qua việc bày tỏ tiếng nói mạnh mẽ hơn và tăng cường thực hiện hoạt động bảo vệ tự do hàng hải khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

Sau khi công bố chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, Đức đã theo đuổi lập trường cứng rắn hơn đối với các cuộc đàm phám giữa Trung Quốc với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Trong thông báo đăng tải trên trang Twitter ngày 21/9, Đại sứ Đức tại Singapore Norbert Riedel nhấn mạnh: “Đức ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử thực chất và có sự ràng buộc về mặt pháp lý” giữa Trung Quốc và ASEAN.

Anh, Pháp, Đức cùng gửi công hàm chung lên LHQ phải đối yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông

Riêng với hai quốc gia có lãnh thổ tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là Pháp và Anh cũng đã lên kế hoạch mở rộng việc triển khai lực lượng hải quân trong những năm gần đây. Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Pháp đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở Eo biển Đài Loan, Anh cam kết triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth hiện đại nhất của nước này đến Biển Đông vào năm 2021. Thậm chí Đức đang có kế hoạch triển khai hải quân tới khu vực trong thời gian tới.

Về phần mình, Mỹ đang thúc đẩy năng lực của các đồng minh trong khu vực thông qua tăng cường hợp tác an ninh và hỗ trợ về mặt quốc phòng. Từng bước đi của Mỹ đã chứng minh cho kế hoạch cô lập Trung Quốc, buộc Trung Quốc từ bỏ âm mưu phi pháp “thống trị Biển Đông”.

Bảo Trâm (Lược dịch theo The Straits Times)

Đọc nhiều