Một thế lực thứ ba cực kỳ nguy hiểm
Trong buổi nói chuyện về nội dung quán triệt Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, đồng chí Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nêu ra 3 nhóm “thế lực thù địch” mà chúng ta phải đối mặt.
Trong đó, nhóm “thế lực thù địch” thứ ba bao gồm cán bộ đảng viên, kể cả có những đảng viên từng giữ chức vụ trung cao cấp trong bộ máy, hệ thống chính trị của chúng ta, suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hoá được xác định là nhóm “thế lực thù địch” nguy hiểm nhất, khó đấu tranh nhất và gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất.
Nhóm thế lực thù địch thứ ba
Cách mạng Việt Nam là một cuộc cách mạng gian lan, vất vả à lâu dài. Ngay trong gian đoạn hiện nay, dù bom đạn, khói súng không còn nhưng những cuộc chiến vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ.
Trước đây, ranh giới địch – ta được phân định cụ thể, rõ ràng. Khi đó, địch là địch mà ta là ta, mỗi bên một lý tưởng riêng, mỗi bên một lợi ích riêng nên việc nhận diện dễ dàng hơn. Tuy nhiên hiện nay, ranh giới địch – ta trở nên mong manh, mơ hồ, rất khó phân định.
Đặc biệt, nhóm “địch” sống ngay trong lòng nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị là nhóm vô cùng nguy hiểm. Theo ý kiến của đồng chí Võ Văn Thưởng, đấy được các định là nhóm “thế lực thù địch” thứ ba. Đó là chính là những cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất trong nội bộ đảng và cơ quan nhà nước. Cùng với những đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị bên ngoài, nhóm “thế lực thù địch” thứ ba này đã tấn công, gây ra không ít thiệt hại cho đất nước.
Nhóm “thế lực thù địch” thứ ba nguy hiểm trước hết là vì việc nhận diện, bóc mẽ bản chất, lột trần những tấm mặt nạ của các đối tượng này không hề đơn giản. Tiếp đó, các đối tượng trong nhóm này có khả năng chui sâu, leo cao, luồn lách vào nội bộ bộ máy Đảng, Nhà nước, nắm trong tay quyền lực nhà nước nên những tác động mà hành vi sai trái của các đối tượng này gây ra là rất lớn. Và ở một khía cạnh khác, đây là người từng được coi là đồng chí, đồng đội của ta, khi đưa những người này ra xử lý cũng khiến cho hình ảnh của cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tác động không nhỏ.
Thời gian qua, những đối tượng trong nhóm “thế lực thù địch” thứ ba này bị phanh phui, phát giác với số lượng không hề nhỏ. Gần đây nhất, nguyên Phó thủ tướng Vũ Vinh Ninh đã bị Ủy ban kiểm tra Trung ương chỉ ra các sai phạm và đề nghị Bộ Chính trị thi hành kỉ luật. Hay như trong lực lượng vũ trang (kể cả Công an nhân dân và Quân đội nhân dân), rất nhiều sĩ quan lãnh đạo mang hàm tướng, giữ vị trí quan trọngtrong tổ chức (có người đã leo lên hàng thứ trưởng) cũng bị đưa ra trước vành móng ngựa do đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Những cái tên như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Sơn, Trương Minh Tuấn v.v… khi bị đưa ra xử lý cũng khiến dư luận không khỏi hoang mang.
Tình trạng tham ô, nhũng nhiễu, hách dịch, cửa quyền trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên khiến cho nội bộ cơ quan lục đục, hiệu quản công tác chỉ huy, chỉ đạo không cao dẫn đến rất nhiều sai phạm.
Một số cán bộ, đảng viên khi về hưu lại nảy sinh tư tưởng công thần, đòi ưu tiên, hưởng thụ. Khi những yêu sách không được chấp nhận thì sinh ra bất mãn, có hành vi chống phá.
Nhìn nhận lại, có thể thấy nhóm “thế lực thù địch” thứ ba đang gây ra không ít sáo trộn trong cơ quan công quyền. Đây là những khối u ở cơ quan nhà nước, nếu không loại bỏ tận gốc thì nó sẽ sinh sôi, nảy nở và làm cho “khổ chủ” chịu nhiều đau đớn, thậm chí là tử vong.
Loại bỏ tận gốc
Nhóm “thế lực thù địch” thứ ba được sinh ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, một trong những nguyên nhân lớn nhất là vì công tác cán bộ không được thực hiện nghiêm túc. Ngay từ khâu tuyển lựa ban đầu, những ưu ái, nâng đỡ không trong sáng đã mở đường cho những “con sâu” chui tọt lỗ kim, ngồi vào chiếc ghế quyền lực. Trong quá trình sử dụng, đánh giá cán bộ cũng quy hoạch cán bộ, những yếu tố “khống trong sáng” tiếp tục khiến cho những kẻ yếu kém được trọng dụng. Sai lầm nối tiếp sai lầm. Cuối cùng, rất nhiều thiệt hại đã phát sinh.
Thẳng thắn đánh giá, thời gian qua chiến dịch chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đã đạt được nhiều kết quả. Vậy nhưng suy cho cùng, đây cũng chỉ là hành động manh tính “dọn rác” vì thực những thiệt hại do các cá nhân sai phạm gây ra đã vô cùng lớn, khó có khả năng khắc phục.
Trong công cuộc đấu tranh với nhóm “thế lực thù địch” thứ ba, điều chúng ta cần làm là thực hiện tốt công tác cán bộ, từ quá trình tuyển dụng, sử dụng, đánh giá cho đến quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ phải thực hiện một cách chính xác, vô tư, trong sáng, không để vật chất “lấn lướt” làm sai lệch thực tiễn. Việc “đốt lò”, xử lý cá nhân sai phạm chỉ là bước đi cuối cùng nhằm loại bỏ toàn bộ những kẻ núp dưới bóng công quyền nhưng lại có hành động gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
(Theo Bút Danh)