Mối nguy lớn từ hàng loạt tập đoàn bất động sản “xộ khám”
Sau khi lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt khiến ngành ngân hàng và thị trường tài chính có những chao đảo nhất định. Sóng gió có thể được xem như tạm lắng khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc nhưng những cơn sóng ngầm vẫn chưa chấm dứt. Nếu không cẩn thận có thể biến thành “sóng thần” tạo nên những địa chấn rất lớn.
Rõ ràng, những nghi ngại xoay quanh sự vững chắc của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói chung và việc có hay không sự phá sản của SCB nói riêng là thừa. Vì cần phải thấy rằng, từ trước đến nay, Ngân hàng Nhà nước luôn cố gắng đảm bảo ở mức cao nhất quyền lợi của người gửi tiền tại các ngân hàng TMCP. Ngay cả trong giai đoạn trong và sau khủng khoản kinh tế 2008, cũng chưa có ngân hàng nào phải đi đến bước phá sản, mà đều được mua lại giá 0 đồng để tái cơ cấu.
Nhưng cũng có những vấn đề rất đáng lo ngại, đó là nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp mà trường hợp của Tân Hoàng Minh hồi đầu năm hay mới đây Tập đoàn Đầu tư An Đông là những doanh nghiệp có nguy cơ như thế.
Theo báo cáo trước đó, Tập đoàn Đầu tư An Đông hiện có 3 lô trái phiếu đã phát hành với tổng giá trị lên gần 25.000 tỷ đồng. Các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 5 năm, gồm 2 lô trái phiếu được phát hành vào tháng 9.2018, đáo hạn ngày 10.9.2023 với tổng giá trị phát hành gần 15.000 tỷ đồng. Đến tháng 1.2019, Tập đoàn Đầu tư An Đông phát hành một lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng và đáo hạn vào ngày 22.1.2024.
Vấn đề đáng nói, với số tiền huy động trái phiếu không hề nhỏ trên, doanh nghiệp lại rơi vào cảnh làm ăn thất bát, thua lỗ. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn 155 tỷ đồng; năm 2019, con số này chỉ còn 37 tỷ đồng và đến sáu tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp thua lỗ gần 23 tỷ đồng. Những thông tin trên cho thấy tình hình làm ăn ngày càng đi xuống của Tập đoàn Đầu tư An Đông.
Như vậy, cũng như Tân Hoàng Minh và có thể là nhiều doanh nghiệp khác, doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan đã sử dụng không hiệu quả thậm chí không đúng mục đích số tiền thu được từ phát hành trái phiếu. Và do đó, sớm muộn cũng sẽ phải đối mặt nguy cơ mất khả năng thanh toán khi những khối lượng lớn trái phiếu lần lượt đáo hạn. Nhìn rộng ra toàn nền kinh tế, với khối lượng trái phiếu đáo hạn năm 2023 và 2024 cao hơn nhiều lần năm 2022, thì nguy cơ ấy càng trở nên rõ nét.
Như vậy, cũng như Tân Hoàng Minh và có thể là nhiều doanh nghiệp khác, doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan đã sử dụng không hiệu quả thậm chí không đúng mục đích số tiền thu được từ phát hành trái phiếu, và do đó, sớm muộn cũng sẽ phải đối mặt nguy cơ mất khả năng thanh toán khi những khối lượng lớn trái phiếu lần lượt đáo hạn. Nhìn rộng ra toàn nền kinh tế, với khối lượng trái phiếu đáo hạn năm 2023 và 2024 cao hơn nhiều lần năm 2022, thì nguy cơ ấy càng trở nên rõ nét.
Không khó để nhận thấy rủi ro tập trung chính và trước hết là từ các doanh nghiệp ngành bất động sản vì đây là ngành thu hút tín dụng nhiều nhất trong nền kinh tế nước ta. Trong số trái phiếu đáo hạn giai đoạn cuối năm 2022, lĩnh vực bất động sản chiếm tới hơn 43%. Hơn nữa, tính đến hết quý II năm nay, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng. Trong tình hình lãi suất tiếp tục có chiều hướng tăng như hiện nay cùng với chính sách kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào bất động sản của Chính phủ, những số liệu trên lập tức chuyển hóa thành một áp lực đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản. Đó là một mặt, áp lực trả lãi vay, thanh toán trái phiếu đáo hạn tăng lên, trong khi nhu cầu đối với bất động sản nhìn chung là giảm xuống dẫn đến dòng tiền trở về khó khăn hơn. Và thực tế, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải cố gắng xoay sở mà mới đây nhất, việc ông Phạm Nhật Vượng lập công ty con VMI JSC là một ví dụ.
Chính bởi những rủi ro đến từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp như vậy, Chính phủ đã có những hành động hết sức quyết liệt. Bên cạnh việc liên tục đưa ra xét xử những vụ việc sai phạm, trong tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và quốc tế. Điều này nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp phát hành tốt hơn, bảo vệ nhà đầu tư an toàn hơn. Trên cơ sở đó, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một sự phát triển bền vững hơn của thị trường tài chính trong nước.
Mạnh Hải