8
category
441061

Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình

21/10/2020 09:05

Thời tiết lạnh kèm theo mưa lớn kéo dài cả ngày không dứt khiến công tác cứu hộ, tiếp tế lương thực, nước uống cho người dân bị lũ cô lập gặp nhiều khó khăn.

Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 1.
Xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nằm dọc Quốc lộ 1A, nếu theo chiều Bắc – Nam thì bên trái giáp hai con sông Đâu Giang và Kiến Giang đang cuồn cuộn nước lũ, bên phải giáp biển.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 2.
Đã bảy ngày trôi qua, nhiều người dân trong các thôn của xã Hưng Thủy sống trong cảnh bị cô lập, mực nước dâng cao 4 – 5 mét gây khó khăn cho công tác cứu hộ.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 3.
Theo ghi nhận của PV, cuối ngày 20/10, trên mặt đường Quốc lộ 1, đoạn qua địa phận xã tấp nập từng đoàn người vận chuyển đồ tiếp tế cho người dân bị lũ cô lập.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 4.
Hàng chục xe tải chở miễn phí các mặt hàng chủ yếu là mỳ tôm, cơm, nước ngọt và một số bánh ngọt khô đến cho dân.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 5.
Những chiếc xuồng nhỏ được các đoàn từ thiện thuê hoặc mượn về từ vùng biển để lắp máy nổ, chân vịt, phục vụ chở đồ vào từng ngõ ngách, thôn xóm.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 6.
Thông thường, mỗi chuyến hàng có khoảng 4 – 6 thành viên đi phát, trong đó có cả người địa phương chỉ đường, mỗi chuyến đi kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ. Sau khi làm xong nhiệm vụ, họ quay lại vị trí tập kết sát mặt Quốc lộ 1A để nhận thêm hàng hoặc bàn giao cho nhóm khác.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 7.
Một người dân xã Hưng Thủy làm công tác cứu hộ cho biết, tại xã này có thôn ngập sâu cả tuần nay, việc tiếp tế gặp khó khăn khi trời liên tục đổ mưa lớn.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 8.
Ba người đàn ông trung niên làm công tác chuyển đồ, chỉ đường cho các nhóm cứu hộ di chuyển vào sâu trong xã, họ tranh thủ ăn miếng bánh sau nhiều giờ làm việc dưới mưa lạnh.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 9.
Không chỉ có đàn ông, thanh niên khỏe mạnh, những người phụ nữ này cũng dầm mưa cả ngày giúp vận chuyển đồ đạc, nâng bốc thuyền lên xuống xe tải.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 10.
Đã gần cuối giờ chiều, các thành viên trong đoàn tiếp tế ở xã Hưng Thủy mới tranh thủ ăn miếng cơm chống đói.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 12.
Họ đứng ăn ngay sát mép đường, mặc trời đổ mưa lớn.
Miếng cơm ăn vội dưới mưa trên đường đưa đồ tiếp tế cho dân bị lũ cô lập ở Quảng Bình - Ảnh 13.
Người đàn ông này có vẻ đã thấm mệt sau nhiều giờ làm việc.

Theo UBND tỉnh Quảng Bình, tính đến 11h00 ngày 20/10/2020, toàn tỉnh đã có 04 người chết, 09 người bị thương; 99.851 nhà bị ngập lụt; hàng trăm thôn, xã, bản bị cô lập hoàn toàn; nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch bị chia cắt và các công trình thủy lợi xung yếu bị hư hỏng nghiêm trọng.

Hiện, lũ trên các sông xuống chậm và vẫn ở mức rất cao, do đó gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng ở hạ lưu các sông và vùng trũng thấp tại các địa phương trong toàn tỉnh.

Cụ thể, tại huyện Lệ Thủy khoảng 32.000 nhà bị ngập nước ở hầu hết các xã thuộc huyện; huyện Quảng Ninh 13.067 nhà bị ngập; huyện Bố Trạch 13.897 nhà bị ngập; huyện Minh Hóa 1.863 nhà bị ngập; huyện Tuyên Hóa 6.649 nhà; thị xã Ba Đồn 22.032 nhà; thành phố Đồng Hới 2.498 nhà; huyện Quảng Trạch: 7.845 nhà.

Về số thôn, bản bị chia cắt, cô lập, gồm: Huyện Quảng Ninh 64 thôn/11 xã, bản bị chia cắt; huyện Tuyên Hóa 23 thôn, bản/13 xã bị chia cắt; huyện Bố Trạch 41 thôn, bản bị chia cắt, cô lập; huyện Quảng Trạch có các thôn ở xã Liên Trường, Cảnh Hóa và toàn bộ các thôn của xã Phù Hóa đang bị chia cắt, cô lập; 30 hộ dân xã Lộc Ninh (thành phố Đồng Hới) bị cô lập.

(Theo TTT)

Tags :
Đọc nhiều