128027
category
525489

Máy bay quân sự hiện đại Không quân Việt Nam vừa mua từ Mỹ: Đột phá lớn và hết sức đặc biệt

17/06/2021 16:12

Cách đây ít ngày, Đại tướng Kenneth S. Wilsbach – Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương đã xác nhận thông tin về việc Mỹ cung cấp máy bay quân sự mới cho Không quân Việt Nam.

Máy bay quân sự hiện đại Không quân Việt Nam vừa mua từ Mỹ: Đột phá lớn và hết sức đặc biệt

Từ điều kiện cần…

Trong 10 năm trở lại đây, Quân đội Việt Nam đã có những bước phát triển mới khá thần tốc khi được trang bị nhiều vũ khí hiện đại. Đáng chú ý là ngoài vũ khí Nga vốn vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong danh sách thì một số vũ khí trang bị của Mỹ và phương Tây đã bắt đầu có mặt trong biên chế.

Về máy bay quân sự, cú đột phá đầu tiên đó chính là việc chúng ta tiếp nhận 3 chiếc máy bay tuần thám biển CASA C-212-400 mang số hiệu từ 8981 – 8983 trong giai đoạn từ 2012 – 2013, biên chế cho Lữ đoàn không quân 918 và hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ của Cảnh sát Biển Việt Nam.

Cùng giai đoạn này là việc đưa 2 biến thể thủy phi cơ và tuần thám biểnthuộc dòng DHC-6 do Canada chế tạo vào biên chế của Không quân Hải quân bên cạnh 2 trực thăng vận tải tầm xa EC-225 Super MK II từ hãng Eurocopter (châu Âu) chuyên dụng cho nhiệm vụ vận tải, trinh sát, tuần tra và tìm kiếm cứu nạn.

Tiếp đó, Không quân Việt Nam tiếp nhận máy bay vận tải quân sự Airbus C-295. Mới đây nhất, Không quân Việt Nam cũng tiếp nhận một số máy bay vận tải CASA C-212Ni.

Có thể thấy, trong tương lai 10-20 năm tới và xa hơn nữa, vũ khí Nga sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong danh sách mua sắm của Quân đội Việt Nam do hội đủ các yếu tố: tốt, bền, tin cậy, dễ vận hành, giá cả phải chăng và nhất là Việt Nam quen dùng, xây dựng nghệ thuật, phương án tác chiến dựa trên những vũ khí này.

Tuy nhiên, tới đây vũ khí Nga sẽ phải đối mặt với sự canh tranh quyết liệt từ các hãng chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới của Mỹ, châu Âu, Israel,… và thậm chí là cả Ấn Độ nữa.

Để huấn luyện phi công sử dụng máy bay quân sự có xuất xứ từ phương Tây, Không quân Việt Nam cần phải có một dòng máy bay thích hợp và ngay đầu tháng 6/2021 này, tin vui đã được Đại tướng Kenneth S. Wilsbach – Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương thông báo.

Máy bay quân sự hiện đại Không quân Việt Nam vừa mua từ Mỹ: Đột phá lớn và hết sức đặc biệt - Ảnh 2.
Đoàn BQP Việt Nam tham dự một triển lãm vũ khí ở châu Âu.

… tới đột phá lớn: Việt Nam mua máy bay quân sự hiện đại từ Mỹ

Hôm 4/6/2021 vừa qua, Đại tướng Kenneth S. Wilsbach – Tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, xác nhận Việt Nam sẽ mua máy bay huấn luyện T-6 của Mỹ. Ông nhấn mạnh đây là điểm nổi bật nhất trong hợp tác giữa không quân hai nước.

Tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương giải thích lý do Việt Nam quan tâm máy bay T-6 là để “cải thiện chương trình đào tạo phi công”. Ông khẳng định: “Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ chuyển giao và đưa máy bay vào hoạt động, giúp không quân Việt Nam tăng cường năng lực đào tạo phi công”.

Hiện chưa rõ Mỹ sẽ bán bao nhiêu máy bay và phiên bản nào của dòng T-6 cho Việt Nam. Tuy nhiên, ít nhất là sẽ có 3 chiếc bởi hồi tháng 2 vừa qua, Jane’s cho biết Không quân Mỹ đã gọi thầu cung cấp 3 máy bay huấn luyện cho không quân Việt Nam, theo chuyên trang quốc phòng Janes.

Nhiều khả năng loại máy bay mà Không quân Việt Nam sẽ tiếp nhận là T-6A Texan II rất hiện đại.

Không quân Mỹ cũng gọi thầu “trọn gói” các dịch vụ hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng máy bay và xây dựng chương trình mô phỏng huấn luyện phi công hiện đại.

T-6 là dòng máy bay cánh quạt do Hãng Raytheon chế tạo và ra mắt lần đầu năm 2000. Loại máy bay này được sử dụng cho mục đích huấn luyện sơ cấp và trung cấp trong không quân Mỹ.

Dòng máy bay T-6 có nhiều phiên bản, trong đó T-6A Texan II được dùng cho mục đích huấn luyện.

Một số phiên bản xuất khẩu có các điểm gắn vũ khí trên cánh giúp T-6 giữ vai trò như cường kích hạng nhẹ. Hiện có trên một chục nước đang sử dụng máy bay T-6, trong đó phần lớn là phiên bản T-6A.

Máy bay quân sự hiện đại Không quân Việt Nam vừa mua từ Mỹ: Đột phá lớn và hết sức đặc biệt - Ảnh 4.
Phi công quân sự Việt Nam đầu tiên huấn luyện ở Mỹ trên máy bay T-6.

Sở dĩ nói hợp đồng cung cấp máy bay huấn luyện T-6A Texan II rất đặc biệt là vì đây là loại máy bay quân sự đầu tiên Không quân Việt Nam đặt mua từ Mỹ, tạo tiền đề và mở ra cơ hội rất lớn cho các dòng máy bay quân sự hiện đại khác như máy bay huấn luyện phản lực, máy bay vận tải và thậm chí là cả tiêm kích thế hệ 4 do cường quốc này chế tạo có mặt trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam.

Máy bay T-6 Texan II được trang bị 1 động cơ P&W công suất 1100 mã lực, động cơ có 4 lá cánh, cho phép máy bay bay được với tốc độ tối đa 510 km/h, giới hạn tốc độ cao nhất 586 km/h. Loại máy bay này có tầm hoạt động tối đa 1.700 km, trần bay cao nhất 9.400 mét so với mực nước biển.

T-6 Texan II sở hữu kết cấu khung thân rất vững, chịu được gia tốc trọng trường tối đa 7G, cho phép phi công làm quen dần với áp lực khi điều khiển tiêm kích phản lực sau này.

Dòng máy bay này đang được sử dụng để huấn luyện phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí cho không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ cùng các đồng minh, đối tác. Các máy bay T-6A giúp học viên phi công làm quen với cảm giác bay, phát triển kỹ năng cơ bản để theo học các khóa đào tạo nâng cao trong tương lai.

Dòng T-6A có tính năng điều khiển đơn giản để bảo đảm an toàn, hạn chế tai nạn do lỗi phi công. Học viên phi công ngồi buồng trước, trong khi sĩ quan huấn luyện ngồi phía sau giám sát. Vị trí này có thể thay đổi tùy nhiệm vụ, máy bay có thể hoạt động chỉ với một người điều khiển.

Cả hai phi công đều ngồi trên ghế phóng Martin Baker Mark US16LA, có thể thoát hiểm khỏi máy bay ngay cả khi tốc độ và độ cao bằng không.

Bình Nguyên

Đọc nhiều