Mặc cho Trung Quốc giận dữ, Philippines vẫn thực hiện kế hoạch táo bạo trên Biển Đông

14/11/2019 17:14

Sáng 12/11, Chính phủ Philippines đã chính thức cho phép Tập đoàn năng lượng Philippines PXP được quyền khai thác mỏ dầu khí Malampaya ở Biển Đông, cùng với các khu vực mỏ khác trong khu vực.

Đặc biệt hơn, Philippines cũng cho phép tập đoàn PXP khai thác cả mỏ khí Sampaguita tại khu vực Bãi Cỏ Rong (Philippines gọi là Recto Bank). Đây được xem là khu vực tranh chấp từ lâu giữa Philippines và Trung Quốc.

Hành động tranh chấp Đường Chín đoạn của Trung Quốc đã gây phẫn nộ cho các nước láng giềng.
Hành động tranh chấp Đường Chín đoạn của Trung Quốc đã gây phẫn nộ cho các nước láng giềng.

Người phát ngôn của tập đoàn PXP khẳng định việc khai thác dầu khí tại các khu vực này nhằm đảm bảo nguồn khí đốt tự nhiên cho Philippines trong vòng 25 năm tới, đồng thời sẽ mang lại doanh thu khổng lồ cho Chính phủ Philippines.

Trước đó, khu vực này cũng từng được chính quyền Phlippines giao cho tập đoàn năng lượng PXP đi thăm dò khai thác, nhưng tàu khảo sát của tập đoàn này đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi, ngăn cản.

Gần đây, Philippines đã có những động thái cứng rắn hơn, tăng cường khả năng phòng thủ tại Biển Đông mặc cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên tiếp có những động thái đưa nhiều tàu Trung Quốc vào vùng biển Philippines.

Ông Hermogenes Esperon, cố vấn an ninh quốc gia Philippines cho biết: “Bất kỳ sự đầu tư nào dành cho Hải quân cũng đều đem lại lợi ích to lớn cho việc phát triển, bảo vệ lãnh thổ hàng hải của chúng ta, đồng thời phát triển được tiềm năng kinh tế biển mà chúng ta đang có, đặc biệt là tại Biển Đông.”

Bãi Cỏ Rong (Reed Bank)
Bãi Cỏ Rong (Reed Bank)

Mỏ dầu khí Sampaguita tại Bãi Cỏ Rong có trữ lượng dầu khí lên tới 26 ngàn tỷ m3 khối khí thiên nhiên, là khu vực vô cùng dồi dào nguồn năng lượng. Nhìn thấy được tiềm năng tại đây, càng khiến cho Trung Quốc không thể từ bỏ tham vọng chiếm lấy vùng biển này.

Những năm gần đây, Trung Quốc luôn có những hành động không thể chấp nhận với Thái Lan, Philippines và Việt Nam nhằm theo đuổi tham vọng thống trị chính trị, quân sự và kinh tế tại Biển Đông. Mặc cho trước đó, Trung Quốc đã bị Toàn Trọng tài Thường trực bác bỏ chủ quyền tại Biển Đông từ năm 2016.

Cách đây không lâu, Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết ông Tập Cận Bình đã đề nghị mua cổ phần kiểm soát năng lượng trong một thỏa thuận chung nhằm mua chuộc Philippines bỏ qua phán quyết chủ quyền trên Biển Đông. Nhưng Philippines đã nhất mực từ chối.

Những hành động này của Philippines khiến căng thẳng tại Biển Đông ngày càng tăng cao, nhưng đồng thời cũng cho cả thế giới thấy Trung Quốc đã quá ngông cuồng và hống hách khi một mực muốn chiếm lấy chủ quyền không hề thuộc về Trung Quốc.

Duy Tân

Đọc nhiều