130115
topics
373483

Lý do Việt Nam đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ Kit chẩn đoán nhanh Covid-19

Văn Dân 16/03/2020 13:00

Trước thông tin “Việt Nam đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ kit chẩn đoán nhanh Covid-19” nhiều người tỏ ra khá “sốc”, có ý kiến còn mỉa mai rằng, Việt Nam trước đó chỉ “nổ” khi chỉ mới cách đây 2 tuần chúng ta công bố đã chế tạo thành công bộ KIT test SARS-CoV-2 cho kết quả chính xác tin cậy tại tất cả các thiết bị và các lần thử nghiệm chỉ sau 2 tiếng, nay lại phải nhờ cậy Hàn Quốc. Vấn đề này phải hiểu như thế nào cho đúng?

Đúng là vào tháng 3 vừa qua, Việt Nam công bố chính thức là một trong số ít các nước sản xuất thành công bộ KIT test SARS-CoV-2. Bộ sản phẩm do công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, phối hợp với Học viện Quân y sản xuất. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, xét nghiệm cho phép phát hiện virus trong vòng 2 giờ. Tuy nhiên, hiện tại bộ test KIT SARS-CoV-2 “made in Vietnam” vẫn đang trong quá trình bắt đầu được đưa vào sản xuất, dự kiến sẽ sớm có trên thị trường để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Hiện tại, bộ test KIT SARS-CoV-2 “made in Vietnam” đang trong quá trình bắt đầu được đưa vào sản xuất, dự kiến sẽ sớm có trên thị trường để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Trong khi, như đã biết, Hàn Quốc từng được coi là ổ dịch lớn nhất nhì thế giới, tính đến ngày 15/3, Hàn Quốc đã có hơn 8.000 người mắc Covid-19, 72 người tử vong. Dù dịch Covid-19 bùng phát nhanh trong thời gian ngắn, nhưng Chính phủ Hàn Quốc đã được đánh giá cao trong việc nhanh chóng chặn đứng bệnh dịch. Bởi thay vì phong tỏa như các nước, Hàn Quốc đã sản xuất được kit chẩn đoán nhanh Covid-19. Thời gian qua, Hàn Quốc cho xét nghiệm hàng trăm nghìn người ở mọi nơi, từ phòng khám cho đến trạm giao thông. Hiện Hàn Quốc có thể xét nghiệm cho hơn 10.000 người mỗi ngày. Xét nghiệm có kết quả sau vài giờ, với tỷ lệ chính xác trên 90% và tương đối dễ quản lý. Nhờ đó, Hàn Quốc đã nhanh chóng tìm ra người bệnh và cho cách ly kịp thời. Hiện số ca mắc Covid-19 ở Hàn Quốc hàng ngày đã tăng rất ít.

Còn tại Việt Nam, kể từ khi xuất hiện bệnh nhân số 17, Việt Nam đã xác định bước vào giai đoạn khó khăn nhất trong nỗ lực dập dịch. Trước đó, chúng ta cũng đã tổ chức đợt diễn tập để đối phó với 5 cấp độ, hay 5 kịch bản dịch bệnh, trong đó kịch bản xấu nhất, được thông báo là có từ trên 1.000 ca nhiễm. Chúng ta không thể cứ mãi làm theo phương pháp thủ công hiện nay được. Bởi theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (Thành phố Hồ Chí Minh) giải thích:

‘‘Việt Nam hiện nay là xét nghiệm để tìm chẩn đoán dương tính. Vì ở Việt Nam, người ta đánh giá là ngoài cộng đồng không có nhiều, cho nên người ta chỉ chọn những người nào có nguy cơ, cộng thêm có triệu chứng, thì người ta mới làm. Còn như Hàn Quốc, và sau này, có khả năng như Ý, hay những vùng nào bị nhiều quá, bị hồi nào không hay, không biết là ở ngoài môi trường có bao nhiêu, thì gọi là xét nghiệm để ‘tầm soát’. ‘Tầm soát’ có nghĩa là để biết xem trong 100 người có mối liên quan thì có bao nhiêu người bị. Nếu độ lây lan ngoài cộng đồng không nhiều thì không ai làm xét nghiệm ‘tầm soát’ làm gì cho phí”.

Việc sử dụng xét nghiệm và việc phong tỏa, hai việc này hỗ trợ cho nhau. Thí dụ trong khu phố bị nghi ngờ có sự lan rộng, và ở mức độ nào, thì chỉ có xét nghiệm mới trả lời được câu hỏi đó. Lúc đó người ta dùng cái xét nghiệm nhanh đó, người ta tìm trong khu phố đó, trong một nhóm, người bệnh là bao nhiêu, để người ta cách ly thêm một đợt nữa. Đó là sự hỗ trợ. Còn nếu phong tỏa, khi cần mà không có đủ xét nghiệm, thì lúc đó là phong tỏa mò. Nếu có xét nghiệm, thì sẽ sàng lọc ra. Rõ ràng là nếu có trong tay đủ lực làm xét nghiệm thì sẽ làm nhanh hơn, lọc ra được nhóm nào cần cách ly tuyệt đối, nhóm nào cần hạn chế đi lại.

Dịch đang hoành hành đe dọa lan diện rộng, gặp cách làm hay của nước bạn lại đã được minh định về kết quả quá tốt vậy thì chúng ta nhờ nước bạn tương trợ cũng là điều dễ hiểu, nhất là khi bộ test KIT SARS-CoV-2 “made in Vietnam” được đưa vào sử dụng phải đi cùng với một loại thiết bị đặc biệt mà cả nước mới có 30 cơ sở có. Trong khi bộ Kit của Hàn Quốc là bộ Kít nhanh, cho kết quả chỉ trong một thời gian rất ngắn. Có lẽ cũng chính vì vậy mà GS.TS Nguyễn Thanh Long (Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID – 19) trong cuộc gặp với ngài Park Noh-wan (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam và TS Kydong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam) đã chủ động đưa ra lời đề nghị phía Hàn Quốc chia sẻ bài học kinh nghiệm về việc xét nghiệm cùng lúc số lượng lớn mẫu bệnh phẩm, đồng thời đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ các sinh phẩm, kit chẩn đoán nhanh, trang thiết bị xét nghiệm, giúp Việt Nam xét nghiệm nhanh, nhiều mẫu cùng lúc, nhằm rút ngắn thời gian xét nghiệm và ứng phó kịp thời nếu xảy ra tình huống dịch trên diện rộng, ca bệnh nhiều.

Trong lúc diễn biến của dịch rất phức tạp, để test nhanh virus, thì đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ cũng là nỗ lực của cơ quan chức năng nhằm góp sức chống dịch.

Văn Dân 

Tags :
Đọc nhiều