2
category
329998

Đây là lý do Trung Quốc phải cắn răng rút tàu Hải Dương 8 về nước

Đặng Trường 25/10/2019 17:51

Trang chuyên theo dõi hoạt động hàng hải Marine Traffic thì nhóm tàu khảo Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và đang di chuyển ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam để trở về tỉnh Quảng Đông.

Tàu Hải Dương 8 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc leo thang kể từ đầu tháng 7, nhóm tàu Hải Dương 8 ngang nhiên xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam, gây sức ép để nước ta chấm dứt hoạt động thăm dò và khai thác dầu chung với các đối tác nước ngoài trong khu vực. Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng và gửi công hàm đề nghị: “Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Việt Nam”. Tại thời điểm đó gần như Trung Quốc lờ đi phát ngôn, thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng như bỏ ngoài tai mọi lời kêu gọi duy trì hòa bình biển Đông. Nực cười thay, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa còn lừa dối người dân Trung Quốc một cách trắng trợn rằng: “Các đảo ở Biển Đông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Chúng tôi thậm chí sẽ không cho phép lấy đi một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại”. Điều này thể hiện phần nào dã tâm biến biển Đông thành cái ao nhà của chính quyền Trung Quốc bấy lâu nay.

Gần đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định chắc nịch trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội “Việt Nam sẽ không bao giờ nhân nhượng trước những vấn đề thuộc về chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”. Đồng thời đưa vấn đề biển Đông vào nghị trình bản thảo kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 14, thậm chí ngay tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đã đưa ra yêu cầu về việc “phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra”. Lời tuyên bố của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giống như một phát súng hiệu lệnh nhắc nhở mỗi cá nhân, tập thể phải đấu tranh không khoan nhượng với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền biển đảo.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã liên tục đưa ra một thông điệp chung khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam và quyết tâm bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình. Nay thêm “hiệu lệnh” mạnh mẽ, dứt khoát, kiên quyết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thì rõ thấy Trung Quốc đã có động thái mới, nhóm tàu Hải Dương 8 đã có sự điều chỉnh hướng di chuyển trên thực địa. Thay vì tiếp tục gây hấn với lực lượng chấp pháp của nước ta trong các vùng biển gần bờ của Việt Nam thì họ đã di chuyển tàu với tốc độ cao so với tốc độ khảo sát thường thấy về phía đảo Hải Nam và rút dần ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.

Đây có thể coi là một tín hiệu cho thấy Trung Quốc muốn giảm căng thẳng sau nhiều tháng ngày bị dư luận quốc tế chỉ trích thậm tệ, khi mà tàu chấp pháp của Việt Nam quá cứng rắn, tàu cá trong nước còn đuổi theo tàu sân bay Liêu Ninh rồi tạt đầu cả tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 không chút lo sợ. Nhà nghiên cứu biển Đông Hoàng Việt đã nhận định rằng “Trung Quốc rút tàu còn có lý do cân nhắc tam giác quan hệ an ninh Trung Quốc – Việt Nam – Mỹ, đặc biệt Mỹ có nhiều điều chỉnh trên bàn cờ an ninh chiến lược quốc tế và đường lối hành động của Việt Nam đã có sự thay đổi mới”.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là động thái trên thực địa chứ trên mặt trân ngoại giao, Trung Quốc vẫn còn ranh ma lắm. Trước đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc “yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc” thì nay đã chuyển sang “hy vọng Việt Nam giải quyết khác biệt trên Biển Đông thông qua đối thoại và đàm phán”. Đọc sơ thông tin này có lẽ nhiều người sẽ nhầm tưởng Trung Quốc hạ mình xuống giọng nhưng ngẫm lại hai từ “đối thoại” và “đàm phán” mới thấy rõ Trung Quốc mưu sâu kế hiểm ra sao. Từ bao giờ Trung Quốc tự cho mình cái quyền được phép “đối thoại và đàm pháp” với vùng biển không thuộc chủ quyền của mình. Khu vực bãi Tư Chính hay các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiển nhiên đều thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chứng lý rành rành không thể chối cãi, thậm chí các nước cũng đã ngầm thừa nhận điều này, vậy mà Trung Quốc muốn ta mang ra “đối thoại và đàm phán”. Xin lỗi, Trung Quốc có thể lừa lọc nhân dân nước họ hoặc một số người dân các nước khác chứ đừng hòng lừa được người Việt Nam.

Hành vi gian xảo, thâm độc của Trung Quốc chẳng cần đợi đến mai sau, ngay ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc cũng đã gặp phải quả báo nhãn tiền, đó là sự chỉ trích, là sự xa lánh của cộng đồng quốc tế. Nhớ lại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc lần thứ 52 được tổ chức tại Thái Lan vừa qua, hầu như Ngoại trưởng các nước đều tạo khoảng cách với vị Ngoại trưởng Trung Quốc Vương nghị khi chụp hình chung. Rõ thật, một nước vừa ăn cướp vừa la làng, ỷ mạnh hiếp các nước nhỏ hơn thì ai dám chơi cùng đây?

Việt Nam luôn mong muốn giữ gìn hòa bình và ổn định khu vực để phát triển đất nước, vì thế nước ta sẽ hành động đến cùng để hoàn thành mục tiêu đó.

Đặng Trường 

Đọc nhiều