Lý do Pháp “tức sôi máu” với Mỹ-Úc không phải vì 40 tỷ USD mà đơn giản hơn nhiều

19/09/2021 17:21

Lý do khiến Pháp phẫn nộ AUKUS không chỉ đơn giản là mất hợp đồng tàu ngầm 40 tỷ USD, mà là còn bởi một nguyên nhân khác không thể chấp nhận được.

Hóa ra Pháp "tức sôi máu" với Mỹ-Úc không phải vì 40 tỷ USD: Lý do đơn giản là đây!

Vì sao nhất định phải là Australia ?

Việc loại trừ các thành viên châu Âu của NATO khỏi sáng kiến ​​an ninh mới AUKUS một lần nữa đặt ra câu hỏi về tính toán thật sự của Mỹ trong quan hệ với đồng minh lâu đời.

Sự xuất hiện của hiệp ước an ninh mới đã làm dấy lên một loạt câu hỏi, từ việc nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bối cảnh chính trị và an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đến lý do tại sao việc tạo ra khuôn khổ này lại phải giữ bí mật với các nước châu Âu, dẫn đến sự phẫn nộ dữ dội từ phía Pháp.

Lý do đầu tiên có thể xét đến là bởi AUKUS dường như là một liên minh nhắm vào sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Cách đây không lâu, Mỹ đã chỉ định Trung Quốc là một trong những đối thủ sừng sỏ sánh ngang với mình và không giấu giếm về nguồn lực được giải phóng ở Afghanistan sẽ được chuyển hướng sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Washington có những bất đồng với Bắc Kinh, khi chuyển hướng chú ý đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, họ cần một cơ sở hoạt động, trong đó Australia là nước thuận tiện nhất trong việc giảm chi phí, Tiến sĩ Chang Ching , chuyên gia tại Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở ở Đài Loan cho biết.

“Có nhiều lý do đằng sau quyết định triển khai luân phiên tất cả các loại máy bay chiến đấu của Mỹ tới Australia, đặc biệt là chi phí cho sự hiện diện quân sự ở Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và Okinawa đã trở nên khó khăn hơn”, ông nhấn mạnh.

Paolo Raffone, nhà phân tích chiến lược của CIPI Foundation tại Brussels, cho biết Mỹ sẽ là động lực của hiệp ước an ninh mới và Anh chỉ được mời vì sự hiện diện của họ trong AUKUS là “không thể tránh khỏi”.

Hóa ra Pháp tức sôi máu với Mỹ-Úc không phải vì 40 tỷ USD: Lý do đơn giản là đây! - Ảnh 2.
Mỹ đã lựa chọn Australia chứ không phải bất kỳ đồng minh châu Âu nào.

Tuy nhiên, không giống như London, sự hiện diện của Canberra trong một thỏa thuận an ninh là hoàn toàn cần thiết để Mỹ luân chuyển vũ khí của mình, nhà phân tích lưu ý.

Nói với Sputnik, chuyên gia về Trung Quốc Hugues Eudeline cho biết, Australia cũng quan tâm đến việc tham gia liên minh này vì mối quan hệ của họ với Trung Quốc đã xấu đi đáng kể trong năm qua.

Hai nước tham gia vào một cuộc chiến thuế quan sau khi Canberra yêu cầu một cuộc điều tra về nguồn gốc của COVID-19 trên lãnh thổ Trung Quốc.

“Họ cần đồng minh. Nhưng đồng minh ở đây tức là họ cần một quốc gia có vũ khí tương thích để hậu cần trở nên dễ dàng hơn. Trong trường hợp này, nếu nổ ra chiến tranh, ngư lôi phải có nguồn gốc từ Mỹ”.

Tuy nhiên, thỏa thuận AUKUS sẽ trang bị cho Hải quân Australia không chỉ đơn thuần là ngư lôi. Thay vì các tàu ngầm diesel-điện đặt hàng từ Pháp, Canberra sẽ mua những chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ.

Eudeline nói rằng những chiếc tàu ngầm này có khả năng cơ động chiến lược và chiến thuật cao hơn so với tàu ngầm thông thường.

Chuyên gia lưu ý rằng việc Australia chuyển hướng sang tàu ngầm hạt nhân cho thấy họ đang thay đổi quan điểm quân sự truyền thống.

Hóa ra Pháp tức sôi máu với Mỹ-Úc không phải vì 40 tỷ USD: Lý do đơn giản là đây! - Ảnh 4.
Pháp phẫn nộ khi vị thế của mình không được xét tới.

Lý do gì Pháp không được góp mặt?

Một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất của hiệp ước an ninh mới là sự vắng mặt của mọi thành viên của Liên minh châu Âu.

Mỹ thậm chí chưa bao giờ thảo luận về AUKUS với các đồng minh EU, dẫn đến một bất ngờ khó chịu cho ngành công nghiệp quốc phòng Pháp.

Nhà phân tích Paolo Raffone tin rằng việc loại trừ các quốc gia EU khỏi AUKUS là một bước đi hợp lý khi nhìn nhận từ phía Mỹ.

Theo ông, những quốc gia này, bao gồm cả Pháp, chỉ đóng một vai trò nhỏ trong hoạt động của NATO, bất chấp việc các quốc gia này dường như đều không bằng lòng với nhận định như vậy.

“Sự phẫn nộ của Pháp là một phản ứng điển hình khi họ nhấn mạnh việc mình là một cựu quyền lực cũng như là thành viên của Hội đồng Bảo an. Với vị thế như vậy, Pháp muốn bản thân cần luôn được nhắc đến trong bất kỳ hiệp ước lớn nào. Thế nhưng tất cả đều nghĩ khác”, nhà phân tích đánh giá.

Các quốc gia châu Âu bị hạn chế trong khả năng triển khai lực lượng quân sự đến một khu vực xa xôi như Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Raffone nói.

Thay vào đó, Pháp có những lợi ích trong khu vực bên ngoài Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Thu Thủy

Tags :
Đọc nhiều