86
topics
568567

Luận điệu “góp ý” ba phải của Việt Tân về công tác phòng, chống tham nhũng

Hoàng Chung 25/11/2021 07:26

Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994), Đảng đã xác định 4 nguy cơ thách thức lớn mà nước ta phải đối mặt, trong đó có nguy cơ nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Ngày 1/2/2013, Đảng thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đã cho thấy quyết tâm trong đấu tranh trước những tiêu cực, tha hóa. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã nhìn thẳng, nhận định đúng, đánh giá chính xác về nạn tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên có những biến đổi phức tạp, khó lường.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nói: “Có đồng chí bảo tăng lương để cán bộ không tham nhũng. Thực ra không phải như vậy, những nước có thu nhập rất cao cũng vẫn tham nhũng.”

Người dân cả nước vẫn chưa quên các cá nhân tham nhũng nghiêm trọng đã được xử lý như cựu Nguyễn Bắc Son, Hà Văn Thắm, Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Đức Chung… Theo báo cáo của TAND tối cao, từ 1/10/2020 đến 31/7/2021 đã xét xử 186 vụ án tham nhũng. Trên đây chỉ là một phần nhỏ minh chứng cho quyết tâm “lò nóng, củi tươi cũng phải cháy” của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Với sự kiện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được kiện toàn nhân sự, các đối tượng, các tổ chức chống phá đã đăng tải các bài viết xuyên tạc về thực trạng và công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta. Ngày 24/11, Việt Tân đăng tải bài viết với nội dung ba phải, về phương cách phòng, chống tham nhũng, qua đó âm mưu phủ nhận những nỗ lực, cố gắng của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Trả lời cử tri thành phố Đà Nẵng ngày 23/11, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nói: “Có đồng chí bảo tăng lương để cán bộ không tham nhũng. Thực ra không phải như vậy, những nước có thu nhập rất cao cũng vẫn tham nhũng. Trong thực tế khi xử lý cán bộ và giải quyết các vụ án liên quan đến tham nhũng thì những cán bộ tham nhũng không phải do nghèo khó, thậm chí là có điều kiện sống tốt hơn nhiều cán bộ khác nhưng vẫn tham nhũng”. Ngay tại những đất nước có nền kinh tế phát triển mà các đối tượng chống phá tung hô như Mỹ, Đức… họ vẫn còn phải đối mặt với nguy cơ tham nhũng, rửa tiền cao. Có thể thấy, công tác phòng, chống tham nhũng không phải là chuyện của riêng một cơ quan hay một quốc gia mà là công việc của nhiều nước, nhiều khu vực.

Cũng trong buổi tiếp xúc cử tri, ông Võ Văn Thưởng cũng cho biết đang hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng. Việt Tân đã lộng ngôn đặt ra câu hỏi “ làm sao có chuyện cán bộ ‘không cần, không muốn’?”. Sau đó, chúng đã đưa ra 3 “phương cách” giải quyết vấn đề gồm:Cán bộ lãnh đạo từ chức, giải tán Đảng và bắt hết cán bộ tham nhũng vào tù (nhưng chúng cho rằng như vậy sẽ không còn ai làm việc).

Những “góp ý” ngờ nghệch và tự mâu thuẫn của Việt Tân.

Việt Tân đã không góp sức cho công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam thì thôi, chúng còn lố bịch đưa ra các biện pháp vô lý, mang tính chất phá hoại, đạp đổ công tác phòng, chống tham nhũng. Cả 3 phương cách mà chúng đưa ra đều phiến diện, chủ quan, vô lý, nực cười và không có tính khả thi. Chẳng phải nói vậy thì chúng đang cố tình cho rằng Đảng chứa toàn những cán bộ, lãnh đạo tham nhũng hay sao? Những nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị không có nghĩa lý gì sao?

Chưa dừng lại ở đó, bản chất của chúng lộ rõ qua câu cuối của bài viết “Cuối cùng câu trả lời cho ông Thưởng là ‘giải pháp là không có giải pháp’”. Sau khi đưa ra 3 “giải pháp” mà ngay bản thân chúng còn thấy vô lý thì Việt Tân đã chốt hạ về tính khả thi của những giải pháp của chúng là “không có giải pháp”. Âm mưu thâm độc, hèn hạ của chúng khi chống phá công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng đã phơi bày ngay trước mắt. Chúng ta cần phải cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của Việt Tân và tăng cường thực hiện đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Hoàng Chung

Đọc nhiều